(Sâm Ngọc Linh - ảnh minh họa, nguồn wwwchinhphu.vn)

Theo đó Loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm được hiểu là: dược liệu có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

Loài, chủng loại dược liệu đặc hữu là: dược liệu chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp và giới hạn trong một vùng lãnh thổ nhất định của Việt Nam mà không được ghi nhận là có ở nơi khác trên thế giới.

Thông tư đã quy định 23 loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm và đặc hữu phải kiểm soát gồm: Bách hợp; Bát giác liên; Bảy lá một hoa; Bình vôi; Cẩu tích; Cốt toái bổ; Đẳng sâm; Hoàng đằng; Hoàng liên ô rô; Hoàng tinh hoa đỏ; Hoàng tinh hoa trắng; Na rừng; Nam hoàng liên; Sâm Lai Châu; Sâm Lang bian; Sâm Ngọc Linh; Tắc kè đá; Tế tân; Thạch tùng răng cưa; Thổ hoàng liên; Thông đỏ lá dài; Thông đỏ lá ngắn; Vàng đắng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/02/2023./.

Hứa Nguyên