Hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn Hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;  Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật; Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; Cản trở kết hôn.

Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồnghành vi quy định tại các điểm a, b, c, k và m khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn; Cô lập, giam cầm; Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật; Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực; Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; Bỏ mặc, không quan tâm; Cưỡng ép, cản trở kết hôn; Cưỡng ép học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần.

Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồngHành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôiHành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật; Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

* Để ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình Luật phòng, chống bạo lực gia đình cũng quy định rất nhiều biện pháp như: Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;  Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Cấm tiếp xúc... Tuy nhiên biện phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả nhất đó là trong mỗi chúng ta phải cần có kiến thức và nhận thức đúng về vấn đề này để tự bảo vệ bản thân. Bất cứ ai là nạn nhân của bạo lực hoặc chứng kiến bạo lực cũng không nên giữ bí mật, im lặng, hoặc tự giải quyết khi không đủ khả năng; phải đặt việc ứng phó với bạo lực là một trong những mục tiêu để rèn luyện bản thân, giữ gìn hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội. Chúng ta cùng nhau hành động để chấm dứt bạo hành gia đình và xây dựng một xã hội an lành, tử tế và yêu thương./.

Hứa Nguyên