Theo đó, điểm đáng lưu ý của Nghị định này là quy định về điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (gọi chung là thương binh) như sau:

- Trực tiếp phục vụ chiến đấu theo quy định;

- Thuộc địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm…

Bên cạnh đó, Nghị định quy định thương binh sẽ được giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể khi có các điều kiện:

- Có vết thương đặc biệt, nay bị tái phát dẫn đến các tình trạng sau: Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật; Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi; Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi…

- Người bị thương đã được khám giám định kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời thì sau 03 năm được giới thiệu giám định lại để kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể vĩnh viễn.

- Người bị thương đã được khám giám định nhưng còn sót vết thương hoặc sót mảnh kim khí;

- Người bị thương nhiều lần, đã có giấy chứng nhận bị thương của từng lần và đã được khám giám định nhưng còn thiếu lần bị thương chưa khám giám định thì được khám bổ sung vết thương.

Đặc biệt, Nghị định này còn quy định thương binh sẽ được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất, mặt nước, khu vực biển, giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh; được miễn hoặc giảm thuế theo quy định pháp luật liên quan.

Nghị định này có hiệu lực từ 15/02/2022. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đải người có công với cách mạng; Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ đền ơn đáp nghĩa hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.

 

Đỗ Cẩm Lài