Ảnh minh họa (nguồn: baochinhphu.vn)

Nội dung Công văn đề cập đến các nhiệm vụ chung đối với giáo dục mầm non như sau:

1.Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà nước đối với GDMN.

2. Thực hiện nghiêm công tác bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em; đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN; chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm thực hiện chương trình GDMN mới.

3. Thực hiện công tác rà soát sắp xếp trường lớp, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDMN theo quy định, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non, thực hiện các giải pháp huy động trẻ đến trường, lớp mầm non hướng đến thực hiện phổ cập GDMN trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi.

4. Nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới; xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm đủ giáo viên theo quy định;

5. Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách phát triển GDMN; tăng cường đầu tư các nguồn lực và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đảm bảo các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

6. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em mầm non, quan tâm đến đối tượng là trẻ em mầm non ở khu vực có khu công nghiệp, người dân tộc thiểu số , người sống ở miền núi, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.

7. Thực hiện công tác tuyên truyền về GDMN với nhiều hình thức hiệu quả; triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong GDMN.

Tại Công văn 4868/BGDĐT-GDMN cũng thông tin về các nhiệm vụ cụ thể đối với giáo dục mầm non, gồm:

1. Đổi mới công tác quản lý giáo dục

2. Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

3. Đảm bảo các điều kiện trường lớp, CSVC, đội ngũ

4. Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDMNTENT và chuẩn bị phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi

5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số

6. Phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh công tác truyền thông

7. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra

Việc triển khai thực hiện công văn này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại Việt Nam. Thứ nhất, công văn này nhấn mạnh vai trò của quản lý nhà nước trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn trong giáo dục mầm non. Thứ hai, công văn thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới trường lớp mầm non và đội ngũ giáo viên, đảm bảo rằng mọi trẻ em đều có cơ hội tiếp cận với giáo dục chất lượng. Cuối cùng, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và cải thiện chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời đại công nghệ số.

Công văn số 4868/BGDĐT-GDMN không chỉ định hướng cho năm học mới mà còn đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của giáo dục mầm non trong tương lai.

Minh Ưu