(Ảnh minh họa - internet)

Ngày 13/7/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề ra mục tiêu cụ thể và định hướng đến năm 2030, gồm:

Mục tiêu 1: Phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.

Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống dưới 1 %.

100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi.

Trên 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông.

Trên 95% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được đào tạo nghề phù hợp.

Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

90% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

95% nhân viên cơ sở nuôi dưỡng trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

80% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

95% doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

95% hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Mục tiêu 3: Đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

95% công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện được tập huấn kiến thức, kỹ năng vê quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

85% cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

95% doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

95% hợp tác xã được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiển thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

Định hưởng đến năm 2030: Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống dưới 1%; giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phổi hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này. Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tố chức, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ, trẻ em và vận động sự tham gia của xã hội đối với công tác phòng ngừa, giảm thiều tình trạng trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; xây dựng, nhân bản và cung cấp tài liệu liên quan đến công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho địa phương và đơn vị liên quan để tuyên truyền, phổ biến; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về kiến thức và kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật./.

 

Phòng PBGDPL