Thực tiễn hoạt động tổng kết các mục tiêu, nhiêm vụ cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính nói riêng, chúng ta thường quan tâm đến hoạt động thống kê số liệu để nói lên kết quả đã làm được, thường đề cập nhiều đến mức độ hoàn thành đễ đưa đến thông tin nói lên thành quả đạt được. Điều này không phải là không cần thiết, nếu kết quả đạt này được đề cập song song cùng với những bài học hinh nghiệm từ thực tiễn và những vấn đề đang nảy sinh từ thực tiễn, với những bất cập từ những chủ trương, giải pháp chưa đồng bộ, thiếu tính khả thi được đánh giá từ thực tiễn, đi kèm với những sáng kiến về giải pháp cần được thực hiện đáp ứng những vấn đề đang phát sinh của đời sống xã hội, thì tổng kết thực tiễn mới mang lại hiệu quả thiết thực.

Một vấn đề nói lên thực trạng hoạt động sơ, tổng kết thực tiễn đã qua cho thấy: Đa phần, chúng ta nói nhiều đến việc thống kê kết quả đã làm được, nhưng ít đề cập đến những vấn đề bất cập, mới phát sinh trong thực tiễn, mà thực tiễn là vấn đề luôn phát sinh trong nội tại xã hội với xu thế phát sinh mới, hay mâu thuẫn với mục tiêu, giải pháp đang quản lý, cần phải được đính giá đúng thực chất mới có những giải pháp thiết thực, phù hợp, mang tính khả thi. Vì vậy, cần phải tiến hành tổng kết thực tiễn một cách thực chất, “làm sao đánh giá tình hình và giải pháp sát với thực tiễn, không hình thức, nếu quá chung chung thì không vận dụng được trong tực tế”.

Vấn đề cơ bản nhất là đám nói thẳng, nói thật, nói vào những việc gai góc nhất về vướng mắc hiện nay trong bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ công chức, thể chế pháp luật, chất lượng dịch vụ công, dịch vụ hành chính công, những vấn đề bất cập trong thực thi thủ tục hành chính, cái khó khăn, vướng mắc, sự bất công, sự vô cảm, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ của cán bộ… đang là rào cản của tiến trình cải cách đang hiện diện làm mà cộng đồng doanh nghiệp đang gánh chịu, … Bên cạnh đó, cũng cần hiến kế các giải pháp cụ thể để thực hiện công cuộc cải cách hành chính thành công trong giai đoạn tới phải làm gì? Làm thế nào để thể hiện rõ nhất về chính quyền kiến tạo, liêm chính, thông qua hành động quyết liệt để phục vụ nhân dân, phục vụ sự phát triển. Tinh thần đó được chỉ đạo như thế nào? Các cấp, các ngành từ tỉnh, huyện, xã, những nơi tiếp xúc trực tiếp với dân có chuyển biến không? Có thực sự phục vụ nhân dân, có nhũng nhiễu hay không? Những hành động cụ thể nào của chúng ta để mang lại niềm tin của nhân dân qua cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính. Chúng ta cần có những phân tích, đánh giá tập trung vào những khâu yếu nhất trong sự liêm chính phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ hiện nay.

Chúng ta đang hưởng lương, chính là nguồn tiền thuế của dân đóng góp, chứ không phải ai khác. Vì vậy, phải để người dân thấy cán bộ hành chính phục vụ nhân dân thông qua hành động thực tiễn được công nhận trên thực tế chứ không phải bằng lời nói suông, thổi phòng hình thức, mà phải làm rõ những mặt yếu kém thực sự, với những giải pháp phù hợp được đánh giá, đúc kết từ trong hoạt động thực tiễn để chúng ta chữa những sai lầm, hạn chế. Những việc làm này, được người dân, cộng đồng doanh nghiệp thực sự nhìn nhận, đánh giá và hài lòng về những giải pháp cải cách mang mà chính họ là những người được thụ hưởng. Được như thế thì nhiệm cụ cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính mới thực sự chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của nền hành chính, phù hợp nhu cầu phát triển của đời sống xã hội và hình thành cơ chế vận hành của “chính quyền kiến tạo, liêm chính”, bởi những hành động thực sự quyết liệt, chất lượng phục vụ nhân dân, phục vụ sự phát triển không ngừng được cải thiện và nâng lên thì việc đổi mới hoạt động tổng kết thực tiễn là vấn đề quan trọng cần được quan tâm, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành./.

Ts. Phạm Quốc Sử