Theo đó, Bộ GDĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xây dựng phương án giải quyết phù hợp với từng đối tượng giáo viên theo các phương án:

- Điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu (ưu tiên theo thứ tự cùng cấp học, môn học; cùng xã, cùng huyện, cùng tỉnh);

- Giáo viên do sức khỏe, độ tuổi hoặc do nguyên nhân khác không bảo đảm yêu cầu giảng dạy thì xem xét điều chuyển vị trí việc làm từ giáo viên sang nhân viên trường học hoặc bố trí nghỉ hưu sớm theo quy định;

- Giáo viên còn độ tuổi công tác, năng lực và nguyện vọng phù hợp với nhu cầu thì tổ chức đặt hàng các cơ sở đào tạo giáo viên để đào tạo văn bằng hai; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đủ điều kiện dạy các môn học còn thiếu, môn học tích hợp. Đồng thời, ưu tiên bố trí đủ cơ sở vật chất ở cấp Tiểu học để dạy 02 buổi/ngày (đủ 09 buổi/tuần).

Bộ GDĐT cũng lưu ý việc thực hiện các phương án trên phải đảm bảo công bằng, công khai, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của giáo viên. Các địa phương bố trí kinh phí để hỗ trợ giáo viên trong quá trình điều chuyển, sắp xếp.

Việc giải quyết tình trạng thừa giáo viên được thực hiện trước ngày 30/10/2021 và báo cáo về Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ trước 15/11/2021 để làm cơ sở đề xuất bổ sung biên chế còn thiếu cho các địa phương. Bộ Nội vụ và Bộ GDĐT thống nhất chỉ xem xét, đề xuất Chính phủ bổ sung biên chế với các địa phương đã giải quyết được tình trạng thừa giáo viên và đã sử dụng hết số biên chế được giao./.

 

Phúc Thọ