Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân; tăng cường chỉ đạo làm chuyển biến nhận thức về nhiệm vụ và trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ, nạành, địa phương trong phòng, chống ma túy, nhất là vai trò của người đứng đầu. Triển khai dồng bộ các giải pháp, lấy phòng ngừa là chính, đấu tranh ngăn chặn ma túy từ xa, từ sớm là quan trọng để giải quyết tổng thể cả về giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của ma túy.

Mục tiêu cụ thể là phấn đấu kiềm chế tỷ lệ gia tăng số người nghiện ma túy và số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy dưới 1% so với năm trước.

Trên 80% số người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hoà nhập cộng đồng.

Số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, bắt giữ hàng năm tăng từ 5% so với năm trước; trên 90% số vụ án ma túy được giải quyết, xét xử; 100% các vụ việc có thông tin về vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường biên, hàng không, chuyển phát nhanh được xác minh làm rõ.

Số điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy được triệt xóa tăng từ 50% so với năm trước; không để hình thành các điểm, tụ điểm phức tạp. Phấn đấu dến năm 2025 triệt xóa trên 80% số “điểm nóng” về ma túy.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức phòng, chống ma túy với các hình thức, thời lượng và nội dung phù hợp tại 100% số xã, phường, thị trấn, trường học, khu công nghiệp, khu chế xuất. Chất lượng, số lượng tin, bài, sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma túy tăng hàng năm.

Kiểm soát chặt chẽ 100% các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; xóa bỏ cơ bản và bền vững việc trồng và tái trồng cây có chứa chất ma túy.

Tăng cường hợp tác đấu tranh với tội phạm ma túy xuyên quốc gia. Trước hết là hợp tác nâng cao hiệu quả phối hợp phòng, chống ma túy với các nước có chung đường biên giới.

Để thực hiện tốt Chương trình nêu trên, Thủ tướng Chính phủ xác định 09  nhiệm vụ và 05 nhóm giải pháp thực hiện như sau: Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước về công tác phòng, chống ma túy. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai. Nâng cao năng lực, hiệu quả phòng, chống tội phạm ma túy của các lực lượng chuyên trách. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ còn phân công trách nhiệm cho các bộ, ngành chủ trì xây dựng, triển khai các dự án như:

- Dự án I: “Phòng, chống và kiểm soát ma túy qua biên giới”.

- Dự án 2: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm”.

- Dự án 3: “Giải quyết điểm, tụ điểm và chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy tại xã, phường, thị trấn”.

- Dự án 4: “Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy”.

Kinh phí thực hiện Chương trình do ngân sách nhà nước bảo đảm theo khả năng cân đối, được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu và các nguồn hợp pháp khác./.

 

Thành Đạt