(Tiến sĩ Phạm Quốc Sử, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau tại một buổi tập huấn nghiệp vụ kỹ năng xây dựng,  rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp chế  trong năm 2022)

Theo Tiến sĩ Phạm Quốc Sử, mặc dù vậy nhưng trên thực tế vẫn còn không ít vấn đề mà trước hết là các vấn đề trong hoạt động xây dựng pháp luật dù có những bước cải thiện nhất định trong những năm gần đây nhưng chất lượng hoạt động này vẫn chưa đạt yêu cầu,  tính khả thi trong các quy định của văn bản chưa điều, nhiều quy định có tính chất khả thi thấp, chưa dựa trên các cơ sở thực tiễn vững chắc,  nhiều quy định còn chồng chéo mâu thuẫn triệt tiêu hiệu lực lẫn nhau.

Bên cạnh đó, không ít quy định mới chỉ dừng ở việc phản ánh lợi ích cục bộ mà chưa mang lại lợi ích tốt nhất cho xã hội. Tính ổn định, tính minh bạch, tính dễ tiên liệu của các quy định pháp luật còn hạn chế. Nói gọn lại chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật, sản phẩm của hoạt động xây dựng pháp luật về nhiều mặt chưa tương thích với tính chất của một nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập,  yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa đạt được các chuẩn của hội nhập kinh tế quốc tế.

"Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ chế xây dựng văn bản còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới,  hoàn thiện. Năng lực xây dựng văn bản của các cơ quan nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu xuất hiện ngày càng tăng của xã hội", tiến sĩ Phạm Quốc Sử chia sẽ thêm

Ban hành văn bản vi phạm pháp luật với tư cách là sản phẩm của quy trình sản xuất ("làm luật") nếu nó có "lỗi" có lẽ phải nhìn lại "công nghệ" (quy trình) tạo ra sản phẩm và năng lực của con người tham gia trong quy trình ấy. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng nếu chỉ quy kết sự hạn chế về chất lượng pháp luật cho các nguyên nhân thuộc về quy trình và năng lực của con người tham gia quy trình, có thể còn chưa toàn diện mà còn có thể bắt nguồn từ những bất cập trong các quan niệm thịnh hành hiện nay về bản chất của công tác xây dựng pháp luật.

Tiến sĩ Phạm Quốc Sử phân tích: Đã đến lúc chúng ta nên làm giàu thêm các quan niệm của chúng ta về bản chất công tác xây dựng pháp luật theo hướng như thừa nhận thêm bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật là một quá trình ra quyết định. Đây là một quá trình ra quyết định tập thể với sự tham gia, can dự của rất nhiều chủ thể có liên quan. Trong đó, phải kể tới những người làm công tác tổng kết thực tiễn, những người soạn thảo, góp ý, thẩm định, những đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản và những chủ thể có quyền biểu quyết, thông qua văn bản quy phạm pháp luật.

Quan niệm này đưa tới gợi ý quan trọng rằng, muốn có văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, ít nhất thông tin đến người ra quyết định phải đầy đủ và người ở vị trí ra quyết định phải có đủ năng lực xử lý thông tin, có tầm nhìn, bản lĩnh và đạo đức công vụ vì lợi ích chung của xã hội. Tuy nhiên với tư cách là một quá trình ra quyết định tập thể, nếu việc phân định trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quy trình không rõ ràng,  những người tham gia quy trình xây dựng pháp luật có thể bị chi phối quá mức bởi các nhóm lợi ích trong xã hội.

Cùng với đó,thừa nhận dư địa sáng tạo của những người tổng kết thực tiễn, người soạn thảo, góp ý, thẩm định và người biểu quyết, thông qua văn bản quy phạm pháp luật trong việc hình thành các chính sách cụ thể trong mỗi quy phạm, mỗi chế định và trong văn bản quy phạm pháp luật. Những người tham gia công tác xây dựng pháp luật này không đơn thuần chỉ là người diễn dịch đường lối, chính sách đã được quyết định từ trước, từ đâu đó ở bên ngoài quy trình xây dựng pháp luật. Quan niệm như thế,  những người tham gia công tác xây dựng pháp luật sẽ thế trách nhiệm của mình lớn hơn trước xã hội và người dân trong mỗi quyết định và ứng xử của mình.

Ở một khía cạnh khác, đối với thực tiễn, theo tiến sĩ Phạm Quốc Sử trong thời gian tới để kịp thời khắc phục những hạn chế tồn tại và thực hiện tốt hơn công tác trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước hết cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, kiểm tra xử lý, rà soát hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bãi bỏ những văn bản trái pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Để  kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành các văn bản mới đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Ưu tiên tăng cường nguồn lực kinh phí cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.Góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động tham mưu xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

(Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng là cần thiết và góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh)

Cùng với đó, địa phương cần thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng,  nâng cao kiến thức kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa và các nguồn tài chính hợp pháp khác nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng ban hành văn bản vi phạm pháp luật ở địa phương.

" Có thể thấy rằng,  muốn tăng cường hiệu quả, hiệu lực của quản lý hành chính nhà nước thì cần tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó việc thường xuyên quan tâm rà soát và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản nói chung và văn bản quy phạm pháp luật nói riêng là cần thiết và quan trọng góp phần đẩy mạnh cải cách cách thể chế thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh" tiến sĩ Phạm Quốc Sử chia sẽ thêm

Văn Đum