(Ảnh minh họa)

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả các nội dung sau:

-   Tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng, toàn diện nội dung Kết luận số 02-KL/TW bằng hình thức phù hợp đến các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Kết luận số 02-KL/TW (thời gian hoàn thành trong quý III/2021).

-   Xác định phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động xây dựng các phương án phòng ngừa và xừ lý các tình huống nêu xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn, bảo đảm nhanh, kịp thời, hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp... phải chịu trách nhiệm trước hết về bảo đảm an toàn cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình. Xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ để xảy ra cháy và xảy ra vi phạm nghiêm trọng, mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn, cơ sở (thực hiện từ năm 2021 và các năm tiếp theo).

-   Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân để nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Kip thời biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy, chừa cháy và cứu nạn, cứu hộ (thực hiện từ năm 2021 và các năm tiếp theo).

-   Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và có biện pháp giải quyết, khắc phục những thiếu sót, bất cập trong công tác phòng, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Hướng dẫn, đôn đốc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, chủ hộ gia đình thường xuyên tự kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là trong quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ. Chủ động trang bị các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chừa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của đơn vị, cơ sở theo quy định của pháp luật (thực hiện từ năm 2021 và các năm tiếp theo).

- Bố trí nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm để bảo đảm cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (thực hiện từ năm 2021 và các năm tiếp theo).

- Triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại, trong đó đẩy mạnh xây dựng, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và phát huy lợi thế của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư vào phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (thực hiện từ năm 2021 và các năm tiếp theo).

Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kết luận số 02-KL/TW, Chỉ thị số 47-CT/TW và Kế hoạch này, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện. Định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ (qua Bộ Công an) trước ngày 01 tháng 10 hằng năm (lồng ghép với báo cáo thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg).

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan giúp Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, định kỳ hằng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện của các bộ, ngành, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

Thành Đạt