Sở Tư pháp đã bám sát nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh, chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, đoàn thể được phân công trách nhiệm thực hiện Đề án tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, nhu cầu công tác PBGDPL để tổ chức tuyên truyền, PBGDPL cho cán bộ và nhân dân tại các xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật đạt hiệu quả cao.

(Sở Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật tại địa bàn trọng điểm)

Xác định các lĩnh vực pháp luật cần tập trung tuyên truyền, phổ biến gồm quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, môi trường; trật tự an toàn giao thông; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm, xâm hại trẻ em, tín dụng đen, mua bán người và các tệ nạn xã hội khác; phòng chống cháy nổ, trật tự văn minh đô thị, trật tự xây dựng;... Trong 05 năm qua, Sở Tư pháp đã chủ trì phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức 36 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 3.600 đại biểu là cán bộ và nhân dân tại địa bàn trọng điểm về vi phạm về vi phạm pháp luật, cấp phát 9.100 tài liệu các loại với nội dung: Luật Giao thông đường bộ, Luật Trẻ em, pháp luật về phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội, phòng, chống xâm hại trẻ em, Luật Bầu cử Quốc Hội và Hội đồng nhân dân …; Biên soạn 36 loại tờ gấp tuyên truyền pháp luật phát hành 435.000 bản đến cán bộ và nhân dân; Thực hiện 120 kỳ phát sóng chuyên đề “Pháp luật” trên sóng Đát Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thời lường 20 phút/ kỳ; Bản tin Tư pháp Cà Mau, xuất bản 44 kỳ, với số lượng 101.200 bản; duy trì chuyên mục “Pháp luật” trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Đất Mũi; Bản tin Tư pháp, Trang tin điện tử Sở Tư pháp; Tổ chức 04 Hội thi tìm hiểu pháp luật trực tiếp, có hơn 800 người dự cổ vũ, động viên và tổ chức 02 cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến thu hút 14.493 lượt người thi; Tổ chức 05 cuộc tọa đàm trên sóng truyền hình với nội dung về (Thực trạng và giải pháp phòng, chống ma túy trong thanh niên; Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Nội dung cơ bản của Công ước quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền Dân sự, chính trị; Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng chống tra tấn; Tuyên truyền, chống xâm hại trẻ em);

Phối hợp với Công an tỉnh đăng ký triển khai thực hiện 240 mô hình, các mô hình hay có hiệu quả được áp dụng tại địa bàn trọng điểm như mô hình “Dân vận khéo”; “Câu lạc bộ nhà trọ, nhà cho thuê thảng an toàn về ANTT” tại ấp Bà Điều và ấp Thạnh Điền thuộc xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau; mô hình “3 An toàn - 3 Không” tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau; mô hình “Khu dân cư an toàn nói không với ma túy”; mô hình “Gỉữ vững an ninh, trật tự xã hội góp phần xây dựng nông thôn mới” ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình; mô hình “Khu dân cư tự quản về an ninh trật tự, an toàn xã hội ” ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời; mô hình “Khu dân cư an toàn; đường thông, hè thoảng” trên tuyến Quốc lộ 1A, phường 6, thành phố Cà Mau; mô hình “Khu dân cư không tội phạm, tệ nạn xã hội” ở Ngã ba Cái Tàu, xà Khánh An, huyện Ư Minh; mô hình “Tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào toàn dân báo vệ An ninh Tổ quốc góp phần giữ gìn an ninh trật tự” tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Cà Mau...

Nhìn chung qua 5 năm thực hiện, Đề án đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra bằng việc triển khai đồng bộ các hình thức, giải pháp PBGDPL, qua đó cung cấp kịp thời cho cán bộ, nhân dân các văn bản pháp luật mới, quan trọng về từng lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến cuộc sống, yêu cầu nhiệm vụ, công tác; góp phần tăng cường, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, đoàn thể cơ sở và người làm công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm; nâng cao hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp hành pháp luật trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội,... từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần chuyển hóa địa bàn, tạo môi trường thuận lợi, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn trọng điểm./.

Đăng Khoa