Chủ động tìm hiểu, nâng cao ý thức tuân thủ, thực thi pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức

Hoạt động hòa giải ở cơ sở

Ngày 29/5/2025, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 1034/QĐ-UBND công nhận xã Định Bình, thành phố Cà Mau đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, đặc biệt trong bối cảnh sáp nhập, hợp nhất một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện và tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, vì vậy việc sửa đổi, bổ sung Luật Hoà giải ở cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, chiều ngày 23/5/2025, tại tỉnh Tây Ninh, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Một số định hướng hoàn thiện Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013 nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc chủ trì buổi tọa đàm. Tham dự tọa đàm có đại điện lãnh đạo Sở Tư pháp các tỉnh phía Nam; Bà Phạm Thị Ngọc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau tham dự buổi tọa đàm.
Để có định hướng tham mưu Thủ tướng Chính phủ về công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong bối cảnh mới hiện nay thực hiện các chủ trương của Đảng về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện; đẩy mạnh pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tối đa quyền con người, quyền công dân, ngày 23/5/2025, tại tỉnh Tây Ninh, Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm “Định hướng triển khai công tác đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” với sự tham gia của đại điện lãnh đạo Sở Tư pháp các tỉnh phía Nam. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc chủ trì buổi tọa đàm. Bà Phạm Thị Ngọc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau tham dự buổi tọa đàm.
Nhằm nâng cao nâng cao hiểu biết pháp luật về hòa giải và kỹ năng nghiệp vụ trong công tác hòa giải ở cơ sở, một trong những nhiệm vụ mà Sở Tư pháp thường xuyên thực hiện là tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ thực hiện công tác này.
Sáng ngày 15/4/2025, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tư pháp huyện và Ủy ban nhân dân xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở năm 2025 cho 80 đại biểu là Tổ trưởng hoặc Tổ phó các Tổ hòa giải và các hòa giải viên tại xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, đây là đơn vị xã chỉ đạo điểm của tỉnh.
Ngày 09/4/2025 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Công văn số 1866/BTP-PLHSHC về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngày 10/4/2025, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND huyện Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở năm 2025 tại ấp 19/5, xã Khánh Bình. Tham dự hội nghị có 100 đại biểu là Tổ trưởng Tổ hòa giải và các hòa giải viên của hai xã Khánh Bình và Khánh Bình Đông.
Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-STP ngày 13/02/2025 của Sở Tư pháp tỉnh triển khai, thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030” trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong đời sống hằng ngày của người dân, góp phần giữ vững trật tự, an toàn xã hội và tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng. Nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự hướng dẫn, đôn đốc thường xuyên của Sở Tư pháp, đặc biệt là phát huy vai trò, trách nhiệm của Hào giải viên, công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đạt được nhiều kết quả tích cực, số vụ việc hòa giải thành năm 2024 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 19/02/2025, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã ban hành báo cáo số 99/BC-STP về kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Nhằm thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 - 2030” theo Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án này trên địa bàn tỉnh năm 2025. Kế hoạch đề ra nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Ngày 22/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Sau 03 năm triển khai, công tác này đã đạt được những kết quả nổi bật, đồng thời cũng tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Ngày 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì Hội thảo.
Ngày 03/12/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Phạm Thành Ngại ký ban hành Quyết định số 2361/QĐ-UBND công nhận xã Tân Thành, thành phố Cà Mau đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Ngày 13/11/2024, Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Tư pháp huyện Ngọc Hiển tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn xã Tam Giang Tây. Bà Phạm Thị Ngọc - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau dự và triển khai các nội dung tại hội nghị tập huấn.
Nhằm triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo điểm về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện theo tinh thần Kế hoạch số 101/KH-UBND, vừa qua, Phòng Tư pháp huyện Đầm Dơi đã phối hợp tổ chức 3 lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên tại 3 xã chỉ đạo điểm gồm Ngọc Chánh, Tân Dân và Tân Tiến. Tham gia hội nghị có 187 đại biểu là các hòa giải viên cơ sở của 3 xã.
Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đã quyết tâm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả tích cực; đến nay, toàn tỉnh có 60/82 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 73,2% ( có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao), thành phố Cà Mau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Theo báo cáo chính thức của Bộ Tư pháp, năm 2023, 96.1% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đây là con số ấn tượng góp phần vào kết quả hơn 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, thể hiện vai trò, ý nghĩa của tiêu chí tiếp cận pháp luật trong việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân ở nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu“Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội” mà Nghị quyết số 27-NQ-TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới đã đề ra.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2023.
Ngày 27/9/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành quyết định công nhận 3 xã gồm: xã Phong Điền, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, Hòa giải ở cơ sở Hòa giải ở cơ sở có những đặc điểm chung của công tác hòa giải gồm:
Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật theo quy định. Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thông qua việc phát hiện và giải quyết kịp thời tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong nhân dân, hòa giải ở cơ sở giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng; phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, giảm bớt tình trạng gửi đơn thư, khiếu kiện lên Tòa án nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân.
Để kịp thời đánh giá hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh, thực hiện Kế hoạch của Giám đốc Sở Tư pháp về kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 12/8/2024, Sở Tư pháp thành lập đoàn kiểm do bà Phạm Thị Ngọc, Phó Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn tiến hành kiểm tra thực tế tại 04 huyện trên địa bàn tỉnh.
Ngày 06/8/2024 Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn huyện Đầm Dơi.
Hòa giải ở cơ sở là một phương thức giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư. Hòa giải ở cơ sở đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước, góp phần giảm bớt khiếu kiện của nhân dân. 
Nội dung có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở là nội dung thuộc chỉ tiêu 16.1 của Tiêu chí 16 “Tiếp cận pháp luật” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.


FANPAGE



THỐNG KÊ TRUY CẬP

 Thống kê truy cập