Về Tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở khu vực nông thôn (nội dung 04 của nội dung thành phần số 08 của Chương trình):

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; có giải pháp duy trì các xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và khắc phục, hỗ trợ các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc có các tiêu chí, chi tiêu đạt kết quả còn hạn chế.

Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) với các nhiệm vụ trọng tâm như: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Luật PBGDPL và các vãn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là các nhiệm vụ triển khai công tác PBGDPL theo Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW. Lựa chọn nội dung PBGDPL trên cơ sở bám sát vào nhu cầu của người dân, yêu cầu nhiệm vụ chính trị, pháp lý và tình hình thực tiễn; tập trung PBGDPL gắn với quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; những vấn đề nóng về tình hình thi hành pháp luật đang xảy ra tại địa bàn cơ sở, vấn đề dư luận quan tâm và cần định hướng dư luận...

Nội dung PBGDPL cần gắn với vận động, giáo dục người dân chủ động tìm hiểu, tuân thủ pháp luật; Đổi mới hình thức PBGDPL theo hướng đa dạng hóa, triển khai các hình thức phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; truyền thông trên mạng xã hội; tăng thời lượng và nội dung PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở cùa đỉa phương; triển khai các mô hình, cách làm hay, hiệu quả tại cơ sở.

Tổ chức thực hiện hiệu quả quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành với các nhiệm vụ trọng tâm: truyền thông về vị trí, ý nghĩa công tác hòa giải ở cơ sở để nâng cao nhận thức của người dân trong việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn thuộc phạm vi hòa giải ờ cơ sờ; xây dựng các mô hình hiệu quả trong hòa giải ờ cơ sở; huy động, khuyến khích, thu hút lực lượng công an, bộ đội, luật sư, luật gia, người có kiến thức pháp luật tham gia đóng góp cho hoạt động này. Rà soát, kiện toàn, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật, Hòa giải viên ở cơ sờ, công chức tư pháp hộ tịch và các công chức thực hiện công tác PBGDPL, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Về nâng cao nhận thc, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý (nội dung 05 thuộc nội dung thành phần số 8 của Chương trình):

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản có liên quan với các nội dung như: Nâng cao nâng lực, kiến thức, hiểu biết điểm hoặc luân phiên theo địa bàn vê trợ giúp pháp lý cho những người cỏ uy tín trong cộng đồng và đội ngũ cán bộ ở cơ sở (công an xã, cán bộ tư pháp hộ tịch, tổ chức, đoàn thể của cấp xã để kịp thời giải thích cho người dân về quyền được trợ giúp pháp lý, hướng dẫn người thuộc diện trợ giúp pháp lý liên hệ với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý/người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương. Tăng cường hiểu biết về trợ giúp pháp lý của người dân vùng nông thôn nhăm kịp thời tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật: tổ chức các đợt truyên thông trực tiêp diêm hoặc luân phiên theo địa bàn để hướng dẫn người dân vùng nông thôn hiểu biêt về trợ giúp pháp lý và tiếp cận trợ giúp pháp lý khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật.

  Tăng cường thông tin, truyền thông rộng rãi về công tác trợ giúp pháp lý dưới nhiều hình thức tại vùng nông thôn ở các địa phương để nâng cao nhận thức về vai trò của công tác trợ giúp pháp lý nói chung và nhận thức về quyền được trợ giúp pháp lý của người dân vùng nông thôn nói riêng: đa dạng hóa các phương thức truyền thông về trợ giúp pháp lý phù hợp với từng đối tượng, đặc thù địa bàn vùng nông thôn, trình độ dân trí của người dân như: cung cấp các tài liệu về chính sách pháp luật trợ giúp pháp lý cho người dân vùng nông thôn; xây dựng các nội dung truyền thông về trợ giúp pháp lý với nhiều hình thức đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng cho phù hợp với điều kiện người dân vùng nông thôn.

  Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý tại vùng nông thôn; Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan, tổ chức hữu quan tại cơ sở ở các địa phương vùng nông thôn đễ thực hiện có hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý.

  Bộ Tư pháp đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các Sở ngành, đơn vị có liên quan triển khai có hiệu quả các nội dung 04 và 05 thuộc nội dung thành phần số 08 của Chương trình theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp kết quả thực hiện; hằng năm, chủ động cân đối, bố trí kinh phí được ngân sách trung ương giao thực hiện các chương trình mục tiêu quốc qia, nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện theo quy định.

 

Bài: Ngọc Phạm

Ảnh minh họa nguồn http://www.moit.gov.vn