Tham dự và chủ trì điểm cầu tỉnh Cà Mau có ông Trần Hoàng Lộc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp; dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội, lãnh đạo và công chức Phòng Hành chính tư pháp.

Hội nghị được nghe đại diện Cục Nuôi con nuôi - Bộ Tư pháp báo cáo tóm tắt tổng kết tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.

(Bộ Tư pháp tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác)

Theo đó, thực hiện Luật Nuôi con nuôi trong giai đoạn 2011-2020, trên toàn quốc đã giải quyết 26.623 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt làm con nuôi trong 9 nước, chiếm hơn 87,2% trong tổng số 30.519 trẻ em được giải quyết làm con nuôi trong nước và nước ngoài. Số lượng trẻ em được cho làm con nuôi trong nước cao gấp gần 7 lần so với số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài. Trong số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được giải quyết cho làm con nuôi trong nước, có 3,7% trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng (1.005 trường hợp/10 năm), 17,4% trẻ em ở nơi khác5 (4.613 trường hợp) và 78,9% trẻ em sống ở gia đình gốc (21.005 trường hợp). Về độ tuổi của trẻ em được nhận làm nuôi trong nước, 47% trẻ em dưới 01 tuổi (12.620 trường hợp), gần 29% từ 01-05 tuổi (7.794 trường hợp) và 23% từ 05 tuổi trở lên (6.209 trường hợp). Về giới tính của trẻ em được nhận làm con nuôi, trong tổng số 26.623 trường hợp, khoảng 52% có giới tính nam (13.903 trường hợp) và khoảng 48% có giới tính nữ (12.720 trường hợp). Về tình trạng sức khỏe, hầu hết trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước có sức khỏe bình thường, chỉ một số ít trẻ em mắc bệnh. Trong giai đoạn 2011-2018, có 20.583 trẻ em có sức khỏe bình thường được nhận làm con nuôi (chiếm 99,1%), trong khi đó chỉ 186 trẻ em (chiếm khoảng 0,9 %) mắc bệnh được nhận làm con nuôi. Về tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi trong nước, qua số liệu khảo sát cho thấy, 69,5% trẻ em được nhận làm con nuôi phát triển tốt, 21,8% trẻ em có mức độ phát triển bình thường và số lượng các trường hợp nuôi con nuôi không thành công chỉ ở mức độ rất thấp (0,3%). Hầu hết trẻ em được nhận làm con nuôi hòa nhập tốt với môi trường gia đình cha mẹ nuôi, do trẻ em được nhận làm con nuôi từ khi còn rất nhỏ tuổi. Các cha mẹ nuôi yêu thương, chăm sóc con nuôi như con ruột của mình, luôn quan tâm, lo lắng tới sự phát triển và hòa nhập của con nuôi.

Về tình trạng nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền (nuôi con nuôi thực tế) là một trong những thực tiễn bất cập qua nhiều giai đoạn trước đây, nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh. Để bảo vệ quyền và lợi ích của những người liên quan, Điều 50 Luật Nuôi con nuôi đã quy định về việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế trong giai đoạn chuyển tiếp. Theo đó, những trường hợp nuôi con nuôi trước ngày 01/01/2011 mà chưa đăng ký sẽ được đăng ký nuôi con nuôi thực tế nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Kể từ ngày 01/01/2011 cho đến hết ngày 31/12/2015, trên toàn quốc đã hoàn thành việc đăng ký đối với hơn 51% tổng số các trường hợp đủ điều kiện đăng ký nuôi con nuôi thực tế (tương ứng với 3.567 trường hợp nuôi con nuôi thực tế trong nước). Đây là nỗ lực to lớn của đội ngũ cán bộ làm công tác đăng 5 Nơi khác là nơi trẻ em đang được nuôi dưỡng tạm thời, không phải gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng.

Việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trong giai đoạn 2011-2020, trên toàn quốc đã giải quyết được 3.896 trẻ em làm con nuôi nước ngoài theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và 542 trường hợp giải quyết trong năm 2011 theo quy định của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (trước khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành). So với tổng số các trường hợp giải quyết nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi nước ngoài, thì kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài chỉ chiếm hơn 12% (3.896/30.519 trường hợp). Trong số 3.896 trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài, có 2.811 trường hợp trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài sống tại các cơ sở nuôi dưỡng (chiếm 72,1%). Về độ tuổi của trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài, 23,84% dưới 01 tuổi (929 trẻ em), 41,17% ở độ tuổi từ 01 – 05 tuổi (1.604 trẻ em), 11,17% ở độ tuổi từ 05 – 10 tuổi (435 trẻ em), 23,82% từ 10 tuổi trở lên (928 trẻ em). Về giới tính, trẻ em nữ chiếm 50,51% và trẻ em nam chiếm 49,49%. Về tình hình sức khỏe, đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng được giải quyết cho làm con nuôi ở nước ngoài, 61,1% thuộc diện khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo (2.382 trẻ em), 11,4% có sức khỏe b́ình thường (443 trẻ em). Đối với 1.071 trẻ em thuộc các trường hợp là con riêng hoặc cháu ruột của người nhận con nuôi thì chủ yếu có sức khỏe bình thường. Việc giải quyết cho trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt làm con nuôi nước ngoài vừa tạo cơ hội để trẻ em được sống trong môi trường gia đình cha mẹ nuôi phù hợp, vừa tạo điều kiện cho trẻ em sớm được điều trị bệnh, khuyết tật trong điều kiện y tế hiện đại của nước ngoài, trong khi ở Việt Nam khó có thể có được những điều kiện chữa trị cho các cháu.

Đối với tỉnh Cà Mau công tác phối hợp tổ chức triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng. Toàn tỉnh đã giải quyết 186 trường hợp nuôi con nuôi trong nước; 42 trường hợp trẻ em làm con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Hội nghị được nghe các đơn vị, địa phương tham luận, thảo luận về kết quả, những hạn chế, nguyên nhân, đề xuất kiến nghị. Trong đó tập trung vào các nội dung sau:

Đối với công tác giải quyết nuôi con nuôi trong nước: Số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở cơ sở nuôi dưỡng được giải quyết cho làm con nuôi trong nước còn rất hạn chế. Tình trạng thỏa thuận cho nhận con nuôi, chỉ có giấy tờ viết tay hoặc tự ý đem trẻ em bị bỏ rơi về chăm sóc nuôi dưỡng, hoặc cho nhận con nuôi trao tay (mẹ đẻ sinh con tại cơ sở y tế và đem con cho người khác); hoặc lợi dụng việc cấp giấy chứng sinh để hợp thức “cha mẹ nuôi” thành cha mẹ đẻ mà không thông qua thủ tục đăng ký nuôi con nuôi diễn ra ở địa phương. Trách nhiệm hỗ trợ việc nuôi con nuôi trong nước chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chủ yếu do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.

Đối với công tác giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: Công tác giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài đối với trẻ em ở các cơ sở nuôi dưỡng chưa được triển khai đồng đều trên toàn quốc. Việc bố trí kinh phí giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài ở địa phương chưa được quan tâm. Do dịch bệnh Covid – 19 có những tác động đáng kể đối với công tác giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài…

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Bộ Tư pháp tập trung chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi; tăng cường các biện pháp bảo đảm thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay; tiếp tục hoàn thiện thể chế về nuôi con nuôi nhằm cụ thể hoá chính sách của Đảng và Nhà nước…

Dịp này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã tặng Bằng khen cho tập thể 10 và 05 cá nhân cá nhân có thành tích xuất sắc./.

 

Hoàng Lộc