Yêu cầu các ngành, đơn vị trong tỉnh triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống thiên tai đã được ban hành; quán triệt, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả; lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triến kinh tế - xã hội của tỉnh, kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, giảm thiểu tác hại và khắc phục có hiệu quả sau thiên tai.

Thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành; thống nhất trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác phòng chống thiên tai cấp huyện, cấp xã; kiện toàn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, lấy lực lượng dân quân tự vệ làm nồng côt.

Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chỉ huy, điều hành ứng phó thiên tai. Tăng cường phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển, nâng cao năng lực tiềm kiếm cứu nạn trên biển, gắn với phát triển đội tàu cứu hộ, cứu nạn của tỉnh.

Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt; phân công trực ban, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai, chỉ huy, ứng phó kịp thời. Kiện toàn tổ chức bộ máy Qũy phòng, chống thiên tai tỉnh; tổ chức thu Qũy đạt kế hoạch; quản lý, sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng quy định. Thường xuyên rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại, nâng cao năng lực ứng phó, kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sông.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh, nâng cao nhận thức, kiến thức phòng chống thiên tai cộng đồng. Triển khai thực hiện có hiệu quả các thông tin, tuyên truyền, phố biến các thông tin về dự về công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo thông tin kịp thời đến các khóm, ấp người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn.

Xây dựng các trường học kết họp làm nơi tránh, trú bão cho người dân; tiếp tục thực hiện Kế hoạch kiên cố hóa trường lớp theo chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tập trung đầu tư xây dựng các trường có khả năng chống chịu và giảm nhẹ trước tác động của thiên tai. Đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các cơ sở y tế địa phương, đảm bảo phục vụ hoạt động khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là trong các tình huống thiên tai.

Đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời, cụ thể, rõ ràng đến các cấp, các ngành và người dân khi có tình huống thiên tai. Triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó kịp thời, sát tình hình thực tế theo phương châm “bốn tại chỗ”; thông báo rộng rãi để các tổ chức, cá nhân biết; tổ chức phân công cán bộ bám sát địa bàn; xác định những nơi trọng yếu và tăng cường lực lượng, phương tiện cứu nạn, sơ cấp cứu trước thời điếm thiên tai xảy ra.

Huy động sự tham gia của các cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang, lực lượng xung kích tại chỗ, phối họp với một số lực lượng Trung ương, khu vực và các tỉnh lân cận; đặc biệt là huy động sức mạnh của nhân dân trên trong công tác phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn. Thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, chủ động điều tiết, phân bổ trang thiết bị, vật tư, phương tiện phù họp; đảm bảo sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị chủ động, linh hoạt, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra thiên tai.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế theo phương châm “bốn tại chỗ”. Tăng cường phối hợp trong công tác phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn; chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai đến toàn thế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau chủ động xây dựng kế hoạch phương đảm bảo phù họp với tình hình thực tế, khả thi, triển khai phương án phòng chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn trên địa bàn với phương châm “bốn tại chỗ”. Chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng để huy động ứng cứu kịp thời khi thiên tai xảy ra.

                                                   Thanh Tòng