Nhằm nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ chuyển đổi số là xu hướng phát triến tất yếu, là điều kiện tiên quyết để thực hiện có hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức các cấp; người dân, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số.  Phổ cập kỹ năng số giúp người dân được tiếp cận kiến thức, kỹ năng số để cùng tham gia vào quá trình chuyển đổi số, mở ra cơ hội tiếp cận các dịch vụ số một cách bình đẳng, giúp xây dựng một xã hội số bao trùm và toàn diện. Tạo nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong Đề án chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu đến năm 2025: Lãnh đạo các cấp, các ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tố chức, đơn vị mình. Người dân được cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bôi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đôi số, kỹ năng sô, công nghệ số. 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quôc gia. 70% người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nấm được cách thức sử dụng dịch vụ số khi có nhu cầu. 100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phô xây dựng mạng lưới chuyển đổi số đến tận cấp cơ sở với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành, các cấp. Cử tối thiếu 10 cán bộ, công chức, viên chức thuộc các ngành, lĩnh vực tham gia chương trình đào tạo 1.000 chuyên gia chuyển đổi số do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tố chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số. 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

Mục tiêu đến năm 2030: 80% người dân trong độ tuổi lao động biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu. 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phố thông có tố chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

Các giải pháp thực hiện: Xây dựng các kế hoạch truyền thông rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chuyển đổi số; thiết lập và phát triển các trang trên các nền tảng mạng xã hội. Xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên các chuyên mục, chuyên trang về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tin, đặt bài, viết bài về chuyển đổi số trên hệ thống báo chí, báo điện tử, trang tin điện tử, diễn đàn trực tuyến; tuyên truyền trên các cổng/trang thông tin điện tử, mạng nội bộ của các cơ quan, tô chức nhà nước. Sản xuất các chương trình, phóng sự, trao đổi, đối thoại, chuyên đề chuyên sâu về chuyển đổi số trên hệ thống phát thanh, truyền hình; sản xuất các nội dung tin bài, ảnh, video, clip tạo xu thế về chuyên đổi số để đăng, phát trên các kênh, nền tảng khác nhau và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuyên truyền trực quan, sử dụng pa-nô, áp phích, tranh cổ động, đồ họa thông tin (infographie), đồ họa chuyển động (motion graphies), các vật dụng được in ấn thông tin tuyên truyền, biểu trưng nhận diện thông điệp tuyên truyền về chuyển đổi số. Sản xuất các nội dung chuyên biệt về tiềm năng, thế mạnh và các thành tựu của tỉnh trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số như nông nghiệp công nghệ cao, đô thị thông minh, du lịch thông minh. Học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số; tổng hợp các mô hình và giải pháp chuyển đổi số trong các lĩnh vực; giới thiệu đế nhân rộng các mô hình, giải pháp chuyển đổi số.

Lồng ghép, đưa nội dung nâng cao nhận thức về chuyển đổi số vào chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp; phát triên kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyên, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số của chính quyền và dịch vụ trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại,...

Tổ chức, đăng ký tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, công nghệ số cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác tham mưu chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước từ tỉnh đến cấp xã. Tham mưu lựa chọn để cử cán bộ chuyển đổi số của tỉnh tham gia khóa đào tạo cơ bản, nâng cao, cập nhật mới về chuyển đổi số, công nghệ số và các nội dung đào tạo cần thiết khác phù hợp theo chuyên môn, ngành nghề, lĩnh vực, trình độ.

Đào tạo giáo viên dạy các hoạt động giáo dục liên quan đến tin học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, kỹ thuật và nghệ thuật trong các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông về phương pháp STEM/STEAM; tổ chức triển khai chương trình STEM/STEAM trong giáo dục phổ thông.

Triển khai hệ thống thư viện điện tử, các nền tảng tài nguyên giáo dục mở, thí điểm xây dựng và triển khai chương trình sách giáo khoa mở cho phép học sinh, sinh viên truy cập trực tuyến miễn phí. Ưu tiên bố trí kinh phí đế triến khai các chương trình, dự án đào tạo thực hành ngắn hạn về chuyên đổi số, công nghệ số, kỹ năng số cho cán bộ quản lý, chuyên trách và trực tiếp tại các sở, ban, ngành, ƯBND cấp huvện, xã, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh

Sở Thông tin và truyền thông Chủ trì, phối họp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch; định kỳ hàng năm tống họp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông kết quả triển khai thực hiện./.

                                                                                            Thanh Tòng