(Ảnh minh họa, nguồn wwwcamau.gov.vn)

Nhằm xác định mục tiêu và định hướng phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 và khai thác tối đa lợi thế xuất nhập khấu, thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển nhanh, bên vững, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tăng cường xây dựng, phát triến thương hiệu hàng hoá tỉnh Cà Mau và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Hướng đến mục tiêu xuất nhập khẩu hàng hóa phát triển bền vững, nâng cao vị thế hàng hóa của tỉnh Cà Mau trong chuỗi giá trị toàn cầu, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; thu hút đâu tư xây dựng các trung tâm logistics nông sản, tìm kiếm và mở rộng thị trường góp phân tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản.

Thực hiện có hiệu quả các quy hoạch phát triến khu, cụm công nghiệp; các chiến lược, quy hoạch, đề án đầu tư phát triến khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đẩy mạnh liên kết giữa công nghiệp, nông nghiệp và thương mại nhằm phát triển các vùng nguyên liệu nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, sản lượng ổn định; gắn với xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm xuất khẩu.

Xác định các mặt hàng chủ lực của tỉnh như thủy sản; có chính sách phát triển các sản phẩm chủ lực tôm, cua biển, lúa gạo, chuối, gỗ, sản phẩm từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ; sản phẩm OCOP. Tăng cường phát triển hợp tác, liên kết giữa nông dân, tố hợp tác, họp tác xã với doanh nghiệp trong việc phát triển chuỗi giá trị từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiếp cận thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Ưu tiên thu hút đâu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu, gắn với vùng nguyên liệu đê nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khâu.

Thường xuyên phối hợp các Vụ, Cục thuộc các Bộ, ngành Trung ương, các cơ quan xúc tiến thương mại ngoài nước theo dõi, cung câp và phô biến thông tin, các chính sách của các nhà phân phối nước ngoài; về nhu cầu, xu hướng phát triển của thị trường và các chuỗi cung úng quốc tế cũng như các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế đối với hàng hóa xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp của tỉnh thực hiện.

Triển khai có hiệu quả các Kế hoạch xuất khâu hàng hóa theo từng thời kỳ, thị trường, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực, có lợi thê của tỉnh. Tăng cường hỗ trợ xây dựng, phát triên thương hiệu, nhãn hiệu, bảo hộ tài sản trí tuệ, chỉ dẫn địa lý và phối hợp với đơn vị xúc tiến thương mại của Việt Nam ớ nước ngoài tuyên truyền, quảng bá hình ảnh sản phẩm của tỉnh Cà Mau.

Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng mô hình tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, giảm tỷ lệ tiêu hao nguyên nhiên liệu, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất và phát triển bền vững. Huy động các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, hướng đến sản xuất hợp lý, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào các hệ thống phân phối dựa trên nền tảng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu hướng tới phát triên thị trường một cách bền vững.

Đẩy mạnh nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kho bãi, phát triển các loại hình dịch vụ logistics; thành lập các đại lý vận tải, giao nhận; đại lý làm thủ tục hải quan, bốc xếp, đóng gói trên địa bàn tỉnh giảm chi phí logistics,... Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyến đôi số phát triển các hoạt động logistics để nâng cao hiệu quả, tính bền vũng cho hoạt động xuất nhập khấu.

Phát huy vai trò Hiệp hội ngành hàng làm cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp trong các hoạt động xuât nhập khẩu.

                                                     Thanh Tòng