Xác định việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là yếu tố quan trọng nhằm tạo nguồn lực góp phần thực hiện hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thế cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, thực hiện dự toán ngân sách theo đúng quy định, tăng cường quản lý thu ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyến giá, trốn thuế, thu hồi nợ thuế; tiếp tục thực hiện cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước theo hướng hiệu quả, bền vững. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quản lý, sử dụng tài sản công sắp xếp, xử lý tài sản công, khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, khoáng sản, theo quy định đảm bảo nguồn lực đất đai được quản lý, sử dụng tiết kiệm, đem lại hiệu quả cao và bền vững.

Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, xác định đây là nhiệm vụ, giải pháp căn bản để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các cán bộ, công chức, viên chức trong chỉ đạo điều hành và tô chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gắn với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyến biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các cơ quan, đơn vị.

Kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phân bố, quản lý, sử dụng chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là các khoản chi mua sắm, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hạng mục công trình bảo đảm đúng quy định pháp luật, tiết kiệm, hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, tài sản các cơ quan, đơn vị sau sáp nhập và phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định, không để lãng phí, sai phạm, lấn chiếm, để hoang hóa, sử dụng tài nguyên đất đai tiết kiệm, hiệu quả, bền vững, giảm thiếu thất thoát, lãng phí.

Đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai... của doanh nghiệp nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các doanh nghiệp nhà nước tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; nâng cao năng lực quản trị theo nguyên tắc, chuấn mực quốc tế.

Giai đoạn 2021-2026, tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Kết luận của Bộ Chính trị. Khắc phục tình trạng giảm biên chế bình quân tại tất cả các cơ quan, đơn vị. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong xử lý công việc; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Quy chế làm việc của các cơ quan, đơn vị, địa phương 

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chuyển đổi số. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng chậm trễ, nhũng nhiễu, tiêu cực, lãng phí nguồn lực, cơ hội của Nhà nước, xã hội, người dân, doanh nghiệp; không để đùn đẩy trách nhiệm trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các đơn vị có liên quan trong phạm vi quản lý của mình, có trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024. Đề ra biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý với mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm; tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc. Rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sửa đổi theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng các nguồn lực Nhà nước.

 Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật giáo dục và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều hình thức, đa dạng nội dung nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân và toàn xã hội. Nêu cao tinh thần trách nhiệm và vai trò của các cơ quan báo, đài trong công tác tuyên truyền thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác kiếm tra, giám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ. Áp dụng các hình thức đấu thầu phù hợp với tính chất dự án, đúng quy định pháp luật, lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thi công, lựa chọn hình thức Hợp đồng phù hợp theo quy định. 

Tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý tài sản công, thực hiện xây dựng Cơ sở dữ liệu thành phần để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để từng bước cập nhật, quản lý thông tin của các loại tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị (nhất là tài sản công thuộc ngành y tế, giáo dục); kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với các tổ chức, cá nhân thuộc tham quyền quản lý có hành vi vi phạm. 

Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quản lý chặt chẽ thời gian lao động, kiểm tra, giám sát chất lượng, đảm bảo năng suất, hiệu quả công việc và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức trong khu vực Nhà nước.

Đối với những vi phạm về lãng phí được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thấm quyền có biện pháp xử lý phạm và xử lý đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiêm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.

 

                                                                      Thanh Tòng