Chủ động tìm hiểu, nâng cao ý thức tuân thủ, thực thi pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức

về thừa kế

Tháng 5/2020, cha tôi thấy sức khỏe kém nên có họp gia đình (gồm cha tôi, 3 người con và 2 người cô ruột của tôi, mẹ tôi đã chết), cha tôi đã di chúc miệng về việc phân chia tài sản sau khi ông chết để lại căn nhà và đất cho tôi, vì tôi là người trực tiếp chăm sóc ông khi tuổi già. Tháng 7/2020, cha tôi chết, nhưng nay các anh chị em trong gia đình không đồng ý cho tôi thừa kế căn nhà và đất trên, vì cho rằng cha tôi chết không để lại di chúc bằng văn bản. Như vậy, di chúc miệng của cha tôi có hợp pháp không? Hiện tại tôi cũng không có giấy tờ gì thể hiện ý chí của cha tôi để lại cho tôi căn nhà và đất nêu trên.

Người gửi: Trần Như N

TRẢ LỜI CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO

Qua nghiên cứu nội dung câu hỏi của bà, xin trả lời như sau:

Căn cứ Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Tuy nhiên, di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn những điều kiện như sau:  

- Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng”. Như vậy, việc lập di chúc miệng phải trong trường hợp thực sự cấp thiết, do bị bệnh tật hay các nguyên nhân khác mà không thể lập được di chúc bằng văn bản.

- Thứ hai, khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng”. Như vậy, di chúc miệng phải có ít nhất hai người làm chứng, người làm chứng không được thuộc một trong những người sau (theo Điều 632):  

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Đối chiếu với quy định nêu trên và thông tin bà cung cấp thì di chúc miệng mà cha bạn để lại chưa thỏa mãn các yêu cầu về tính hợp pháp của di chúc miệng, đó là những người làm chứng là hai cô ruột và anh chị em của bà, không có ghi chép lại nội dung di chúc miệng của cha bà và không cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản ngay sau đó. Do không ghi chép lại nên gia đình bạn cũng không đi công chứng, chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Do đó, di chúc miệng của cha bà là không hợp pháp.

Mến chào bà!

 



FANPAGE



THỐNG KÊ TRUY CẬP

 Thống kê truy cập