Tập trung chỉ đạo, triển khai tố chức thực hiện thống nhất, đồng bộ, tạo chuyến biến tích cực mạnh mẽ trong việc xây dựng và phát triến văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, rèn luyện con người có nhân cách, lối sống đẹp, yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các khu vực, thành phần trong xã hội. Phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế của tỉnh Cà Mau.

Phát triến sự nghiệp văn hoá đáp ứng yêu cầu lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triến kinh tế, xã hội của tỉnh. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các khu vực, các đối tượng chính sách và yếu thế trong xã hội; chú trọng phát triến văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiếu số. Xây dựng cơ chế, chính sách đế thu hút, trọng dụng nhân tài. Chủ động và tích cực trong hoạt động ngoại giao văn hóa, nhất là các nước ASEAN nhằm quảng bá hình ảnh, văn hóa con người Cà Mau.

Mục tiêu đến năm 2030

- Phấn đấu xây dựng hoàn thành công trình Nhà Bảo tàng tỉnh; hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất Đoàn Cải lương Hương Tràm, Đoàn Nghệ thuật Khmer, Trung tâm Văn hóa tỉnh, Thư viện tỉnh; 100% Trung tâm Văn hóa, Truyền thông và Thể thao cấp huyện được xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động; 100% đơn vị hành chính cấp xã có Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng.

- Phấn đấu khoảng 70% di tích quốc gia trên địa bàn tỉnh được tu bố, tôn tạo; khoảng 100% số di sản của tỉnh trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xây dựng đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị.

- Bảo đảm ít nhất 90% người dân ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biển đảo, 90% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương.

- Bảo đảm khoảng 85% các địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được các danh hiệu văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các phong trào thi đua, cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Ke thừa và phát huy tinh hoa của văn hóa gia đình truyền thống, để xây dựng văn hóa gia đình hiện đại, văn minh.

- Duy trì giải thưởng văn học nghệ thuật Phan Ngọc Hiển, đến năm 2030 có từ 5 đến 7 công trình văn hóa, nghệ thuật chất lượng thuộc các lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu được xuất bản, công bố.

- Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị hoạt động văn hóa từ tỉnh đến cơ sở

- Phấn đấu tạo nguồn thu từ các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, du lịch văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo đế cân đối khoảng 30% kinh phí hoạt động.

- Phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hàng năm của địa phương.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng kế hoạch tăng cường phổ biến, quán triệt sâu rộng cho cán bộ đảng viên và nhân dân các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, về vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triến kinh tế xã hội và hội nhập. Rà soát các cơ chế, chính sách đề xuất, hoặc điều chỉnh, bổ sung toàn diện, đông bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi đế phát huy mọi tìm năng, lợi thế, nguồn lực cho văn hóa phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập và bền vững…

Tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ nghệ thuật cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ thông qua các chương trình giáo dục trong nhà trường, các hoạt động xã hội và trên các phương tiện truyền thông. Bảo đảm quyền tiếp cận, hưởng thụ, tham gia và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và cộng đồng thông qua các hệ thống thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Triển khai thực hiện tốt Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Quy chế dân chủ cơ sở, Quy chế văn hóa công sở, Quy ước cộng đồng và Bộ quy tắc ứng xử trong từng lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội.

Nêu cao vai trò và tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu các cơ quan, tố chức, người có uy tín trong cộng đồng về chuẩn mực đạo đức, thực sự là tấm gương sáng, là hạt nhân trong đời sống xã hội. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dựng đời sống văn hóa, hạn chế và từng bước xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu. Xây dựng nếp sống văn hóa, tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua ở cơ sở.

Tạo điều kiện để mọi người dân chủ động tham gia tố chức các hoạt động văn hóa cộng đồng, phát huy năng lực sáng tạo. Tổ chức có hiệu quả phong trào văn hóa nghệ thuật và đưa văn hóa, nghệ thuật về cơ sở; định kỳ tố chức các ngày hội, giao lưu, liên hoan văn hóa, thể thao; tổ chức đa dạng các chương trình văn hóa, nghệ thuật phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, khu vực biến, đảo, vùng dân tộc thiếu số.

Tập trung đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích quốc gia và cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh, xây dựng các mô hình quản lý hiệu quả, gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triến du lịch.Nâng cao chất lượng công tác sưu tầm, nghiên cún, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động văn hoá nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh vùng đất, con người, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Cà Mau đến các nước trong khu vực và bạn bè quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật

Phấn đấu đến năm 2030 có công trình văn hóa, nghệ thuật có chất lượng được công bố, có tác phẩm, công trình văn hóa, văn học nghệ thuật về công cuộc đối mới của đất nước. Đây mạnh công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, ưu tiên xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

                                                                                                Thanh Tòng