(Ảnh minh họa, nguồn www.camau.gov.vn)

- Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chức nước và các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn. Củng cố, kiện toàn các Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp; bổ sung các phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị làm việc, nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, ứng phó trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng, đảm bảo ứng phó ngay khi có sự cố xảy ra, bảo đảm thực hiện việc xử lý sự cố công trình theo phương châm “bốn tại chỗ”.

- Tăng cường kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kiên quyết xử lý đối với các trường hợp xâm phạm gây mất an toàn công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tổng thể hiện trạng an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn; lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn; bố trí kinh phí để xử lý các đập, hồ chứa nước xung yếu, tránh xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du; trong đó ưu tiên các đập, hồ chứa có nguy cơ cao xảy ra sự cố và đập, hồ chức có lưu vực tập trung dòng chảy nhanh. Hoàn thiện và tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước của Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, nhất là các hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên (quy định tại Thông tư 03/2022-TT-BNNPTNT ngày 16/6/2022); quyết định việc tích nước đối với các đập, hồ chứa nước thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương.

- Chủ động rà soát, xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập, nhất là các kịch bản mưa lớn, cực đoan. Tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền và diễn tập phương án ứng phó với tình huống khẩn chấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu, vùng hạ du là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

- Kiểm tra việc vận hành các công trình thủy lợi trên địa bàn; rà soát và có giải pháp xử lý ách tắc dòng chảy, không đủ khả năng thoát lũ khi vận hành xả lũ của hồ chứa thủy lợi; đánh giá các nội dung không còn phù hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành nhằm bảo đảm vận hành anh toàn công trình và vùng hạ du, nhất là các hồ chứa có tác động lớn đến dòng chảy, dân sinh vùng hạ du.

- Chỉ đạo nghiêm việc thực hiện các quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn công trình thủy lợi. Chủ động bố trí kinh phí để thực hiện các quy định về quản lý an  toàn đập, hồ chức nước (quy trình vận hành, phương án ứng phó trong tình huống khẩn cấp, kiểm định an toàn đập, hệ thống cơ sở dữ liệu, hoạt động của hội đồng đánh giá an toàn đập, bảo trì...)

- Đôn đốc, kiểm tra các công trình đang thi công, bảo đảm hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn; tuyệt đối không thi công các hạng mục công trình chính trong mùa mưa, lũ.

- Rà soát, đánh giá nhiệm vụ, công năng của các hồ chứa nước và xây dựng kế hoạch khai thác tổng hợp, đa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình, nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó của người dân ở vùng hạ du đập; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.

                                                                           Trương Thảo