(Mục tiêu rong giai đoạn 2022 - 2025 Quản lý được 70% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi)

Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là kiểm soát đuợc bệnh Dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng.

* Về mục tiêu cụ thể, đối với phòng, chống bệnh Dại ở động vật

- Quản lý được 70% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025; trên 90% trong giai đoạn 2026 - 2030.

- Tiêm vắc xin Dại cho 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và 80% trong giai đoạn 2026 - 2030.

- Trên 70% số tỉnh, thành phố giám sát được chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại trong giai đoạn 2022 - 2025 và trên 90% trong giai đoạn 2026 - 2030.

- Xây dựng thành công thêm ít nhất 10 vùng an toàn dịch bệnh Dại cấp huyện hoặc vùng liên huyện và ít nhất 10 cơ sở an toàn dịch bệnh Dại cấp xã, phường. Duy trì 100% các vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh Dại trong giai đoạn 2017 - 2021.

* Đối với phòng, chống bệnh Dại ở người

- 100% các quận, huyện có điểm tiêm vắc xin Dại và huyết thanh kháng Dại cho người.

- 100% các tỉnh, thành phố thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức vê bệnh Dại ở cộng đông, trường học.

- 100% số người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại do động vật cắn được báo cáo qua hệ thống báo cáo quốc gia.

- 90% số người bị phơi nhiễm với bệnh Dại được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

- Đến năm 2025, không còn tỉnh, thành phố có nguy cơ cao về bệnh Dại trên người; đến 2027 không còn tỉnh, thành phố có nguy cơ trung bình về bệnh Dại trên người.

- Đến năm 2025, giảm 50% số người bị tử vong vì bệnh Dại so với giai đoạn 2017 - 2021 và phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030.

Để thực hiện tốt mục tiêu, chỉ tiêu nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đề ra 14 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, gồm: Quản lý đàn chó, mèo; Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo; Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người; Rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống bệnh Dại; Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong phòng, chống bệnh Dại; Điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại; Giám sát bệnh Dại trên động vật; Giám sát bệnh Dại trên người; Tăng cường năng lực xét nghiệm; Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Dại; Kiểm soát vận chuyển chó, mèo; Nghiên cứu khoa học; Hợp tác quốc tế; Hợp tác nghiên cứu, sản xuất và cung ứng vắc xin.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.

 

Hoàng Lộc