(Ảnh minh họa)

Mục tiêu kế hoạch: Tổ chức triến khai hiệu quả hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh (gọi chung là học sinh) trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trường chuyên biệt (gọi chung là trường học) trên địa bàn tỉnh, nhằm bảo đảm sự phát triền toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh. Phân công trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao của các ngành; đảm bảo sự phối họp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các ngành trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Các chỉ tiêu chủ yếu: Hoạt động chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh: 80% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khoẻ; 85% trường học thực hiện kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học theo quy định; 50% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh; 75% trường học cung cấp đủ nước uống và nước sạch cho sinh hoạt, hoạt động trong trường học bảo đảm chất lượng theo quy định; 100% trường học có nhà vệ sinh cho học sinh; 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định; 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện họp vệ sinh; 80% trường học đạt tiêu chuẩn trường học an toàn; 75% phòng học đạt yêu cầu về chiếu sáng theo quy định; 50% trường học phố thông bố trí bàn ghế bảo đảm cỡ số theo nhóm chiều cao của học sinh, phù họp cho học sinh khuyết tật.

Hoạt động giáo dục thể chất, thể thao trong trưòng học: 80% trường học bố trí ít nhất 01 khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định; 85% trường học tổ chức hoạt động vận động thể lực phù họp cho học sinh thông qua các hoạt động thế thao ngoại khóa, theo mô hình các môn thế thao tự chọn, hình thức câu lạc bộ thể thao; 100% trường học tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh theo quy định (đối với các trường học phổ thông). 100% trường học định kỳ tổ chức thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật về thể dục, thể thao; 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất và hằng năm được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (đối với các trường học phố thông). Phấn đấu 80% giáo viên kiêm nhiệm dạy môn giáo dục thể chất trong các trường mầm non, tiếu học được tập huấn, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ theo quy định.

Tổ chức bữa ăn học đưòng, bảo đảm dinh duững họp lý trong trường học: 100% trường học tố chức các hoạt động giáo dục dinh dưõng họp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa; 100% trường học có tố chức bữa ăn học đường và căn tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phấm theo quy định, trong đó 60% trường học ở khu vực thành thị và 40% trường học ở khu vực nông thôn xây dựng thực đơn đáp ứng nhu cầu theo khuyến nghị của Bộ Y tế về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý theo độ tuổi và đa dạng thực phẩm; 60% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuân theo quy định.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ học đưòng trong trưòng học: 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần; được giáo dục về dinh dưỡng họp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn; 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khoẻ tâm thần, tâm sinh lý theo độ tuổi; 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh trong trường học.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, bảo vệ, quản lý sức khỏe học sinh và thống kê, báo cáo trong trường học: 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn ứng dụng, triến khai hiệu quả phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh; 80% trường học ở khu vực thành thị và 60% trường học ở khu vực nông thôn triến khai các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh (đối với trường học có tổ chức bữa ăn học đường); 95% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên y tế trường học được tập huấn để sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý, theo dõi và thống kê, đánh giá về sức khỏe học sinh trong trường học.

 Một số nhiệm vụ, giải pháp : Bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, thuốc, vật tư y tế nhằm bảo đảm đủ điều kiện triển khai hiệu quả công tác sức khoẻ học đường và đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh theo quy định; trong đó chú trọng mua sắm, sửa chữa bàn ghế phù hợp với các nhóm chiều cao của học sinh, nhất là học sinh khuyết tật; xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp công trình cung cấp nước sạch, nhà vệ sinh và bảo đảm các điều kiện khác về vệ sinh trong trường học đáp úng yêu cầu chất lượng và vệ sinh theo quy định; bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học, tổ chức bữa ăn học đường chất lượng, an toàn, đúng quy định. Hoàn thiện cơ sở vật chất, bố trí trang thiết bị để bảo đảm điều kiện dạy và học, nâng cao chất lượng công tác sức khoẻ học đường, nhất là y tế và bữa ăn học đường đối với các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để triển khai công tác sức khỏe học đường phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương, từng trường học; thực hiện đúng chế độ, chính sách cho đội ngũ nhân viên trong trường học trực tiếp hoặc gián tiếp triển khai công tác sức khỏe học đường theo quy định.

Cải tiến nội dung và hình thức tổ chức tập thế dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, khuyến khích phát triển môn bơi, môn bóng chuyền, bóng đá..., Triển khai hiệu quả hoạt động thể thao trường học phù hợp với năng khiếu, sở thích, lứa tuổi học sinh với hình thức đa dạng; tăng cường tổ chức các giải thể thao cấp trường, cụm trường, cấp toàn ngành và thành lập đội tuyển thể thao tham gia các giải thi đấu thế thao các cấp.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh (có kết nối giữa gia đình và nhà trường) nhằm kiếm tra, giám sát, hỗ trợ, tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến sức khỏe và kỹ năng tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. ..

Tăng cưòng công tác truyền thông, giáo dục và vận động xã hội. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục truyền thông về Chương trình Sức khỏe học đường và phố biến kiến thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, phổ biến đến các trường học về chủ trương, chính sách, hướng dẫn đối với sức khỏe học đường và nâng cao sức khỏe cho học sinh. ..

Tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, quy định về giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh, nhất là địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số. Tăng cường công tác phối hợp về hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh.

Huy động sự ủng hộ, tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch. Thực hiện lồng ghép Kế hoạch này phù hợp với các chương trình, đề án liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và tranh thủ tối đa các nguồn lực trong quá trình triển khai thực hiện. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân để chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nguồn lực triến khai thực hiện Kế hoạch. Huy động từ các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn thu họp pháp của các trường học theo quy định pháp luật.

                                                                                                              Thanh Tòng