(Ảnh minh họa, nguồn wwwbaochinhphu.vn)

Theo đó, đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.

Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng bình quân 300.000 đồng/ha/năm. Đối với khoán bảo vệ rừng ven biển, mức hỗ trợ tối đa bằng 1,5 lần mức hỗ trợ bình quân. Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng: 50.000 đồng/ha/5 năm, thực hiện cả giai đoạn Chương trình 2021-2025 và được bố trí trong tổng kinh phí khoán bảo vệ rừng cấp cho các đơn vị, địa phương thực hiện Chương trình. Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng.

Hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng: ông ty lâm nghiệp: 300.000 đồng/ha/năm; Ban quản lý rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã: 100.000 đồng/ha/năm; Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên: 300.000 đồng/ha/năm.

Hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng: Mức hỗ trợ trung bình 100.000 đồng/ha/năm tính trên tổng diện tích khu rừng đặc dụng được giao Bộ, địa phương quản lý

Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng: Hỗ trợ 40 triệu đồng/thôn, bản/năm cho cộng đồng dân cư vùng đệm của các khu rừng đặc dụng bao gồm cộng đồng dân cư thôn, bản cư trú  hợp pháp trong khu vực có ranh giới tự nhiên tiếp giáp với rừng đặc dụng hoặc nằm trong rừng đặc dụng.

Bảo vệ rừng tại cơ sở (cấp xã): Mức hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2023./.

                                                                                      Huỳnh Quỳnh