(Ảnh minh hoạ, nguồn baochinhphu.vn)

Theo đó, Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật được quy định như sau:

* Nhóm I: Những sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Côn trùng: Sâu thép, Ruồi đục quả Nam Mỹ, Ruồi đục quả Mê-hi-cô, Ruồi đục quả Tây Ấn, Ruồi đục quả hồng xiêm, Ruồi đục quả ổi, Ruồi đục quả Ca- ri- bê, Bọ đầu dài hại bông, Ruồi đục quả sọc trắng, Ruồi đục quả bầu bí, Ruồi đục quả Queensland, Ruồi đục quả Nhật Bản, Bọ trĩ hại đậu, Ngài đục quả đào, Mọt lạc serratus, Mọt to vòi, Ruồi đục quả Địa Trung Hải, Ruồi đục quả xoài, Ruồi đục quả Rhodesia, Ruồi đục quả Natal, Vòi voi đục quả mận, Ngài hại sồi dẻ, Ngài đục quả óc chó, Rệp sáp vảy San Jose’, Bọ cánh cứng hại rễ bầu bí, Ruồi giấm cánh đốm, Ngài táo, Ruồi hại củ hành, Bọ đầu dài viền trắng, Ngài đục quả mận, Ngài hại quả phương Đông, Ngài hại quả anh đào, Ngài hại mận, Bọ hung đen châu Phi, Ngài trắng Mỹ, Bọ Colorado hại khoai tây, Rệp sáp vảy đen Ross, Sâu róm rừng, Ngài cải bắp, Ruồi phorid hại nấm, Bọ hung viền trắng, Bọ đầu dài hại mía Tây Ấn, Muỗi năn hại nấm, Mọt lạc pallidus, Vòi voi hại nho, Sâu cuốn lá ăn tạp, Bọ hung Nhật Bản, Mọt đục hạt lớn, Ruồi đục quả táo, Vòi voi hại đào, Bọ trĩ cam Nam Phi, Rệp sáp vảy đỏ Tây Ấn, Sâu đục thân mía cretica, Mọt thóc, Vòi voi đục hạt xoài, Sâu đục thân cà chua, Ngài hại quả, Mọt da glabrum, Mọt cứng đốt, Mọt da vệt thận, Mọt da ăn tạp, Mọt đậu Mê-hi-cô.

Nhện: Nhện đỏ Chi-lê, Nhện xanh hại sắn, Nhện nhỏ Thái Bình Dương.

Nấm: Bệnh cây hương lúa, Bệnh thối khô củ khoai tây, Bệnh nấm cựa gà cao lương, Bệnh thối hành, Bệnh thối trắng hoa trà, Bệnh thối loét cây dẻ, Bệnh thối đen quả nho, Bệnh cháy lá cao su Nam Mỹ, Bệnh đốm lá cà phê Châu Mỹ, Bệnh khô cành cam quýt, Bệnh thối rễ bông, Bệnh thối quả bông, Bệnh thối rễ đậu tương, Bệnh đốm củ khoai tây, Bệnh rỉ sắt bạch đàn, Bệnh đốm lá cúc, Bệnh ung thư khoai tây, Bệnh chết héo bông.

Vi khuẩn: Bệnh vi khuẩn thối loét quả cà chua, Bệnh vi khuẩn héo rũ ngô, Bệnh vi khuẩn đốm lá cà phê, Bệnh vi khuẩn rụng lá nho.

Virus, Viroid: Bệnh virus khảm lá cỏ linh lăng, Bệnh virus đốm hình nhẫn cà phê, Bệnh virus đốm tròn quả mận, Bệnh virus nhăn nâu quả cà chua, Bệnh viroid củ khoai tây hình thoi.

Tuyến trùng: Tuyến trùng hại hoa cúc, Tuyến trùng gây héo thông, Tuyến trùng tiêm đọt sần lúa, Tuyến trùng gây thối củ, Tuyến trùng bào nang khoai tây, Tuyến trùng bào nang ánh vàng khoai tây, Tuyến trùng nốt sần rễ chitwoodi, Tuyến trùng nốt sần rễ ethiopica, Tuyến trùng nốt sần rễ fallax, Tuyến trùng nốt sần rễ hapla, Tuyến trùng giả nốt sần, Tuyến trùng hoại tử rễ chuối, Tuyến trùng đục thân, củ, Tuyến trùng thối thân, rễ cọ dầu, dừa.

Cỏ dạiCỏ chổi Ai Cập, Cỏ chổi hoa sò, Cỏ chổi hoa rủ, Cỏ chổi ramosa, Cỏ ma ký sinh densiflora, Cỏ ma ký sinh hermonthica.

* Nhóm II: Những sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, phân bố hẹp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Côn trùng: Ngài củ khoai tây

Tuyến trùng: Tuyến trùng thân

Cỏ dại: Tơ hồng Nam, Cỏ ma kýsinh angustifolia, Cỏ ma ký sinh asiatica.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 9 năm 2023.

Chi tiết xem tại Thông tư số 04/2023/TT-BNNPTNT./.

Kim Kha