(Xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm pháp luật về sử dụng lao động trẻ em - Ảnh minh hoạ nguồn baochinhphu.vn)

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao trách nhiệm cho người làm công tác trẻ em cấp xã, cụ thể: Tiếp nhận thông báo về các trường hợp trẻ em cần sự bảo vệ trên địa bàn. Thay mặt UBND cấp xã lưu trữ hồ sơ về trường hợp trẻ em được thông báo và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp. Chịu trách nhiệm (giải trình) trước Ban BVTE và Chủ tịch UBND cấp xã về các vấn đề liên quan đến trường hợp trẻ em được thông báo. Tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp xã chủ trì việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại. Chịu trách nhiệm thực hiện chuyển gửi tới cơ quan Công an, cơ sở Y tế để đáp ứng các dịch vụ BVTE khi có nhu cầu.  Phối hợp chuyên môn với các nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, phòng LĐTBXH hoặc các nhà chuyên môn khác để hỗ trợ trẻ em trong các trường hợp phức tạp, vượt quá năng lực.

- Các thành viên nhóm thường trực BVTE cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại Công văn số 4541/LĐTBXH-TE ngày 24/10/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đó là:

 Nắm vững tình hình trẻ em trên địa bàn xã; phát hiện kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi:  Thống kê, phân loại, lập hồ sơ quản lý các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn xã; Chủ động phat hiện kịp thời các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi thông qua việc huy động sự tham gia của các thành viên của tổ chức PHLN về trẻ em cấp xã, các trưởng thôn, trưởng các tổ chức đoàn thể tại thôn, cộng tác viên Bảo vệ trẻ em, nhóm trẻ em nồng cốt…trong việc cung cấp, xác minh thông tin liên quan; Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, hỗ trợ công tác điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em theo quy định của pháp luật.

 Chủ trì và phối hợp với các thành viên của tổ chức PHLN về trẻ em cấp xã xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt:  Tổ chức thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể, xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của từng trường hợp trẻ em bị xam hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; Tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp: Theo dõi, điều phối, hỗ trợ tiến trình cung cấp dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công; đề xuất điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết; Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.

 Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có yêu cầu) cho tổ chức liên hành về trẻ em và các cơ quan bảo vệ trẻ em cấp huyện, tỉnh, trung ương về: Tình hình trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;  Kết quả hỗ trợ, can thiệp đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại, trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Ngoài ra, để thực hiện tốt vai trò của mình cũng như thực hiện tốt quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với lao động trẻ em, người làm công tác BVTE và các thành viên nhóm thường trực BVTE cấp xã nêu trên cần có năng lực thực hiện một số hoạt động trọng tâm:  Thu thập các thông tin liên quan tới trường hợp trẻ em được thông báo. Đánh giá thông tin thu thập được, xác định và quản lý rủi ro đối với các trường hợp trẻ em được thông báo (đánh giá ban đầu; đánh giá toàn diện và đánh giá kết quả). Xây dựng Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.  Tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp (bao gồm giám sát/theo dõi và rà soát việc thực hiện kế hoạch). Lưu trữ thông tin.

                                                                             Phạm Thảo