(Ảnh minh họa, nguồn baochinhphu.vn)

Theo đó, trong công tác kế toán các loại tiền và báo Nợ, báo Có thừa, thiếu tiền phát hiện trong kiểm đếm, Thông tư đã đưa ra một số nguyên tắc cụ thể như sau:

* Quy ước giá trị khi hạch toán nhập, xuất các loại tiền:

- Đối với các loại tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành và Quỹ nghiệp vụ phát hành:

Giá trị hạch toán khi nhập, xuất Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành là giá trị nhập, xuất tiền (mệnh giá x số lượng);

- Đối với tiền mẫu: Các loại tiền mẫu tiền chưa công bố lưu hành, được hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ hoặc mỗi miếng tiền kim loại là 01 đồng; Khi tiền mẫu tiền đã công bố lưu hành thì phải hạch toán theo mệnh giá;

- Đối với tiền lưu niệm: giá trị hạch toán là giá quy ước mỗi tờ tiền/hoặc miếng tiền kim loại là 01 đồng;

- Đối với tiền nghi giả, tiền giả: Tiền nghi giả, được hạch toán theo mệnh giá mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại; Tiền giả, được hạch toán theo giá quy ước mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại là 01 đồng;

- Đối với tiền biến dạng, hư hỏng nghi do hành vi hủy hoại (sau đây viết tắt là tiền nghi bị phá hoại), tiền biến dạng, hư hỏng do hành vi hủy hoại (sau đây viết tắt là tiền bị phá hoại):

+ Tiền nghi bị phá hoại chờ xử lý: Khi Ngân hàng Nhà nước (viết tắt là NHNN) tạm thu giữ hiện vật, chưa có kết luận của cơ quan công an, hạch toán theo mệnh giá của mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại;

+ Tiền bị phá hoại (khi có kết luận giám định của cơ quan công an), xử lý: Nếu tiền bị phá hoại xác định được mệnh giá, NHNN thu và hạch toán trên các tài khoản nội bảng theo giá trị nhập, xuất tiền (mệnh giá x số lượng); Nếu tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá: NHNN thu và hạch toán trên các tài khoản ngoại bảng theo giá quy ước mỗi tờ/miếng là 01 đồng;

- Đối với tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc phát hiện qua kiểm đếm: hạch toán theo mệnh giá mỗi tờ tiền hoặc miếng tiền kim loại.

* Nguyên tắc báo Nợ, báo Có tiền thiếu, thừa phát hiện trong kiểm đếm:

- Tại Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nhận tiền (thực hiện kiểm đếm): Căn cứ biên bản của Hội đồng kiểm đếm, bộ phận kế toán thực hiện báo Nợ/báo Có số chênh lệch thiếu tiền/chênh lệch thừa tiền. Đồng thời, Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nhận tiền phải gửi Biên bản của Hội đồng kiểm đếm, niêm phong và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây viết tắt là TCTD), Kho bạc Nhà nước (sau đây viết tắt là KBNN) trên địa bàn, Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh giao tiền hoặc/và Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán cho các TCTD, KBNN để tiếp tục xử lý thừa tiền, thiếu tiền;

- Tại Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh bên giao tiền và Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nơi mở tài khoản thanh toán cho các TCTD, KBNN:

Việc xử lý thừa tiền, thiếu tiền đối với từng cá nhân, đơn vị liên quan được thực hiện theo biên bản của Hội đồng kiểm đếm, niêm phong do Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh nhận tiền gửi đến, báo Nợ/báo Có (nếu có) và đảm bảo khớp đúng số liệu giữa các chứng từ trên;

- Đối với tiền tiêu hủy: Định kỳ hàng tháng hoặc cuối đợt tiêu hủy tiền, Hội đồng tiêu hủy gửi Vụ Tài chính - Kế toán bảng tổng hợp số tiền thừa, thiếu, xác định số tiền chênh lệch thừa hoặc chênh lệch thiếu để làm thủ tục báo Có hoặc báo Nợ cho từng NHNN chi nhánh và Sở Giao dịch.

Việc xử lý kết quả thừa tiền hoặc thiếu tiền tiêu hủy tại Sở Giao dịch, NHNN chi nhánh, TCTD, KBNN đối với từng cá nhân có tên trên niêm phong bao, bó, túi, hộp thùng tiền thực hiện theo quy định của NHNN về tiêu hủy tiền.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 37/2007/QĐ-NHNN ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt hết hiệu lực thi hành./.

 

Kim Kha