(Ảnh minh hoạ, nguồn wwwbaochinhphu.vn)

Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Cà Mau có tọa độ địa lý khoảng từ 8030’ đến 9034’ vĩ độ Bắc, 104032’ đến 105024’ kinh độ Đông và phần không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Quan điểm phát triển; Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, phù hợp với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia, quy hoạch, kế hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và các quy hoạch, kế hoạch liên quan. Bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định và phát triển, đưa Cà Mau sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, trung tâm năng lượng tái tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng đến phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với các động lực tăng trưởng, trọng tâm là phát triển kinh tế biển, du lịch, các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế.

Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, lấy giá trị văn hóa, con người Cà Mau làm nền tảng phát triển bền vững; coi trọng đào tạo nguồn nhân lực, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao. Triển khai có hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, giảm nghèo bền vững; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Cà Mau trở thành tỉnh phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển; hệ sinh thái được bảo tồn, thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 7,5%/năm. Quy mô GRDP năm 2030 gấp 2 - 2,5 lần so với năm 2020.

+ Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 23%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 36,5%; dịch vụ chiếm khoảng 37%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 3,5%.

+ GRDP bình quân đầu người đạt trên 146 triệu đồng.

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2030 bình quân đạt khoảng 30 - 35% GRDP.

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội giai đoạn 2021 - 2030 bình quân trên 7%/năm.

+ Thu ngân sách giai đoạn 2021 - 2030 bình quân tăng 12 - 15%/năm.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 36%.

+ Kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP.

+ Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt trên 80%.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%, trong đó tỷ lệ lao động đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 30%.

+ Số giường bệnh đạt 35 - 40 giường/vạn dân và 18 bác sỹ/vạn dân.

+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 0,5%/năm (theo chuẩn nghèo từng giai đoạn).

+ Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 90%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 50% (trong tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới); tỷ lệ số huyện đạt chuẩn nông thôn mới 70%.

+ Tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán đạt trên 27% (trong đó: Tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 18,5%).

+ Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt 70%. Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch đạt 100%.

+ Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom xử lý đạt 95%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 90%.

+ Có 70% tổng lượng nước thải đô thị thành phố Cà Mau, 40% - 50% nước thải các đô thị Sông Đốc, Năm Căn và khoảng 20% nước thải ở các đô thị còn lại được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường.

+ Tỷ lệ nước thải từ các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 100%. Trên 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường.

+ Hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông. Các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V đồng bằng, 100% đường huyện được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI đồng bằng.

Cơ bản hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, hoàn chỉnh các tuyến vận tải đường thủy kết nối. Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, toàn diện, hiện đại. Nâng cấp cảng hàng không Cà Mau phù hợp với định hướng phát triển của ngành giao thông vận tải.

+ Đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ cho khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch và các khu chức năng quan trọng khác.

+ Hạ tầng thông tin và truyền thông cơ bản đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, phát triển ổn định và thịnh vượng; đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, bắt kịp các xu hướng phát triển kinh tế số, xã hội số trong một môi trường số an toàn, rộng khắp.

+ Phát triển kết cấu hạ tầng mạng lưới cấp điện bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa, tính đồng bộ giữa phát triển nguồn và lưới điện. Phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng phù hợp với phát triển lưới điện, nguồn điện phục vụ xuất khẩu điện.

+ Chủ động kiểm soát nguồn nước, bảo đảm cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Kiểm soát mặn và các loại hình thiên tai khác (sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn). Nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, bảo đảm thích ứng với các tác động của thiên tai.

+ Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn hiện đại, chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng công nghệ tiên tiến và phù hợp.

Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, chủ quyền biển, hải đảo; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Tầm nhìn đến năm 2050: Cà Mau là tỉnh kinh tế phát triển, xã hội văn minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa mang bản sắc của con người Cà Mau được giữ gìn và phát huy. Môi trường sinh thái, đa dạng sinh học được bảo vệ, bảo tồn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng số phát triển đồng bộ, hiện đại. Chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển: Chủ động đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn lực phát triển kinh tế biển, trọng tâm là đầu tư Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn, Đề án xuất khẩu điện tỉnh Cà Mau (sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt), năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, du lịch, hạ tầng phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chuyển đổi số toàn diện.

Tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chuyển đổi số toàn diện.

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng phát triển, ngư, nông, lâm nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái hữu cơ. Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng và vận hành trung tâm đầu mối gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản góp phần đẩy mạnh sản xuất, chế biến, phát triển chuỗi giá trị về thủy sản.

Tổ chức, sắp xếp không gian phát triển ngư, nông, lâm nghiệp theo 03 vùng: vùng Bắc Cà Mau, vùng Nam Cà Mau, vùng ven biển và hải đảo. Trong đó, giữ gìn và bảo vệ hệ sinh thái ngọt ở huyện Trần Văn Thời và huyện U Minh.

Xây dựng và phát triển tỉnh Cà Mau trở thành một trung tâm kinh tế biển của cả nước; đầu tư xây dựng Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn, Cảng sông Ông Đốc gắn với phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị ven biển; phát triển nuôi biển công nghệ cao, hiệu quả và bền vững; ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm biển.

Phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển, đảo; phát triển và quản lý bền vững kinh tế biển theo phương thức tổng hợp, quản trị biển dựa vào không gian, liên ngành với sự tham gia của các cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; liên kết và hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế. Phát huy lợi thế vị trí địa lý là tỉnh Địa đầu cực Nam của Tổ quốc; xây dựng, định vị và nâng cao thương hiệu du lịch Cà Mau "Địa đầu cực Nam - Khám phá - Môi trường - Kết nối", trong đó Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau trở thành một trong những trung tâm du lịch sinh thái, trải nghiệm rừng ngập mặn đặc sắc, điểm đến quan trọng trên các tuyến du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm chế biến thủy sản và trung tâm năng lượng tái tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm xuất khẩu năng lượng tái tạo của cả nước. Phát triển công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đặc biệt thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất khí Hydrogen (H2), Amoniac (NH3) tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.

 

                                                            Thanh Tòng