Theo đó, các hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2023 như sau:

1. Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp số 1603/CTPH-BTP-TANDTC ngày 19/5/2022 giữa Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về việc người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Tòa án.

2. Tổ chức triển khai Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp ngày 15/12/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến.

3. Hướng dẫn, giải đáp, kiểm tra, theo dõi, đánh giá quá trình triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC về những nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện.

4. Thường xuyên rà soát, kịp thời trình cơ quan có thẩm quyền quyết định kiện toàn Hội đồng và Tổ giúp việc cho Hội đồng khi có sự thay thế, bổ sung thành viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP BTC-TANDTC-VKSNDTC hoặc vì lý do khác.

5. Đẩy mạnh truyền thông về trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về hoạt động trợ giúp pháp lý

Tiếp tục cung cấp, đặt, kiểm tra, thay thế Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật tại trụ sở các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở giam giữ (đặt tại nơi người dân có thể dễ dàng đọc được thông tin về trợ giúp pháp lý) hoặc các phương thức truyền thông khác như xây dựng bài viết, phóng sự, chuyên đề về hoạt động trợ giúp pháp lý để đăng trên các phương tiện truyền thông như báo in, báo mạng hoặc các phương tiện thông tin đại chúng đế nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông.

Cung cấp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý; biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí của người bị buộc tội, người bị hại, đương sự thuộc diện được trợ giúp pháp lý; cung cấp danh sách, số điện thoại của ượ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; cung cấp băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB hoặc phương tiện khác có chứa nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ sở giam giữ.

Thực hiện đầy đủ hoạt động giải thích, thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP- BTC-TANDTC-VKSNDTC (chú trọng bảo đảm việc thông báo về trợ giúp pháp lý trong tố tụng hình sự được thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC, ghi vào biên bản tố tụng và lưu tại hồ sơ vụ án) và thực hiện các hoạt động phối hợp khác để nâng số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý được chuyển gửi tới Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

6. Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực, nhận thức về hoạt động trợ giúp pháp lý

Tổ chức biên soạn tài liệu các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý sửa đổi, các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý mới ban hành, các Bộ luật, luật tố tụng và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng để cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Tiếp tục tập huấn chuyên sâu các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý sửa đổi, các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý mới ban hành, các Bộ luật, luật tố tụng và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng cho người có thẩm quyền tiến hanh tố tụng, người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Tăng cường tập huấn kỹ năng tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý. Tổ chức tọa đàm, hội nghị, giao ban trao đổi, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp dưới nhiều hình thức.

7. Nghiên cứu xây dựng văn bản phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an về người thực hiện trợ giúp pháp lý trực trong điều tra hình sự.

8. Tổ chức Toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm về phối hợp trợ giúp pháp lý trong tố tụng./.

 

Thùy Loan