Theo đó, Vị trí và chức năng của Bộ Y tế được nêu rõ như sau: là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Đồng thời, Nghị định này quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế như sau:

- Các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Vụ Bảo hiểm y tế; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; Cục Y tế dự phòng; Cục Phòng, chống HIV/AIDS; Cục Quản lý Môi trường y tế; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Cục Quản lý Dược; Cục An toàn thực phẩm; Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế; Cục Dân số.

- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế: Viện Chiến lược và Chính sách y tế; Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia; Báo Sức khỏe và Đời sống.

ghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2022 và thay thế Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế./.

Kim Kha