(Ảnh minh họa - nguồn từ baochinhphu.vn)

Theo đó, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng sau: Đề thi bảo đảm độ tin cậy, tính chính xác, khách quan, minh bạch, công bằng trong đánh giá năng lực ngoại ngữ của thí sinh; Quy trình đăng ký dự thi, quy trình tổ chức thi bảo đảm chặt chẽ, khoa học, tin cậy, chính xác, ngăn ngừa và loại bỏ các hiện tượng gian lận…

Bên cạnh đó, cơ sở tổ chức thi của Việt Nam cung cấp thông tin về các yếu tố bảo đảm chất lượng như sau: Cán bộ quản lý của đơn vị có trình độ cử nhân trở lên thuộc các ngành ngôn ngữ, văn học nước ngoài thuộc ít nhất 01 ngôn ngữ mà đơn vị có liên kết tổ chức thi; trường hợp sử dụng cán bộ coi thi, mỗi phòng thi phải có ít nhất 01 cán bộ coi thi là giảng viên hoặc giáo viên; phòng thi bảo đảm cách âm, có đủ sáng, bàn ghế và các trang thiết bị để tổ chức thi.

Ngoài ra, phải có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thi, dữ liệu camera được lưu trữ ít nhất 02 năm và được sử dụng theo quy định của pháp luật. Các bên liên kết thực hiện đúng cam kết trong đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài được phê duyệt; trong trường hợp có sự thay đổi so với đề án, các bên liên kết báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, quyết định điều chỉnh.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/9/2022./.

Trương Thảo