(Ảnh minh họa, nguồn baochinhphu.vn)

Theo đó, quy định đối tượng, phương pháp và tần suất kiểm tra công trình như sau:

Đối tượng: Chi tiết bộ phận công trình hoặc thiết bị công trình.

Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình tự tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa công trình theo quy trình bảo trì công trình được phê duyệt nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện. Nội dung như sau:

Việc kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Tần suất 06 tháng kiểm tra 01 lần sau thời gian hết bảo hành công trình. Phương pháp kiểm tra được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện bằng trực quan, bằng các số liệu quan trắc thường xuyên (nếu có) hoặc bằng các thiết bị kiểm tra chuyên dụng khi cần thiết.

Kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì được thực hiện khi phát hiện thấy chất lượng công trình có những hư hỏng của một số bộ phận công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng (nếu có); khi cần có cơ sở để quyết định việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với các công trình đã hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc cải tạo, nâng cấp công trình.

Quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì phải được thực hiện trong các trường hợp sau (nếu có): Công trình có dấu hiệu lún, nghiêng, nứt và các dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ công trình.

Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thác, sử dụng (nếu có).

Quy định nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình và thiết bị lắp đặt vào công trình: Bảo dưỡng công trình được thực hiện theo kế hoạch bảo trì hàng năm và quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt. Nội dung và chỉ dẫn thực hiện bảo dưỡng công trình phù hợp với từng bộ phận công trình, loại công trình.

Quy định thời điểm và chỉ dẫn thay thế định kỳ các thiết bị lắp đặt vào công trình: Thời điểm hết thời gian bảo hành công trình, Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị lắp đặt vào công trình tùy theo niên hạn sử dụng của thiết bị, các hư hỏng được phát hiện trong quá trình kiểm tra.

Chỉ dẫn phương pháp sửa chữa các hư hỏng của công trình, xử lý các trường hợp công trình bị xuống cấp: Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành không ít hơn 06 tháng. Sửa chữa công trình bao gồm: Sửa chữa định kỳ công trình; Sửa chữa đột xuất công trình.

Sửa chữa định kỳ công trình bao gồm sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì.

Sửa chữa đột xuất công trình được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động đột xuất khác hoặc khi bộ phận công trình, công trình có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công trình.

Các chỉ dẫn khác liên quan đến bảo trì công trình xây dựng và quy định các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng:

An toàn lao động: Lập kế hoạch thực hiện về an toàn lao động; Có biển cảnh báo, rào chắn đảm bảo an toàn lao động; Có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục ngay các nguy cơ gây mất an toàn lao động.

Vệ sinh môi trường: Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nhà thầu thực hiện bảo trì công trình xây dựng có trách nhiệm:

Lập và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình bảo trì công trình, bao gồm môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm về bảo vệ môi trường do mình gây ra.

Mức chi phí bảo trì: Chi phí bảo trì công trình xây dựng được xác định bằng dự toán. Dự toán chi phí bảo trì công trình gồm: Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm, chi phí sửa chữa công trình, chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình, chi phí khác và chi phí quản lý bảo trì thuộc trách nhiệm chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

Dự toán chi phí bảo trì công trình thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 14/2021/TT-BXD ngày 08/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí bảo trì công trình xây dựng.

Định mức, dự toán công tác sửa chữa và bảo dưỡng công trình ban hành tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/11/2023./.

Huỳnh Quỳnh