Theo đó, Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau: “1. Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định. 2. Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách nhằm lựa chọn giải pháp tối ưu thực hiện chính sách.”.

Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 6. Đánh giá tác động của chính sách

Đánh giá tác động của chính sách theo các nội dung sau:

1. Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Tác động về kinh tế - xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí, lợi ích, tác động tích cực, tiêu cực về một hoặc một số nội dung liên quan đến sản xuất, kinh doanh; việc làm, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường; quốc phòng, an ninh; các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế - xã hội.

3. Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.

4. Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích về sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

Điều 7. Xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách

1. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách được thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định này.

2. Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Ưu tiên sử dụng phương pháp định lượng. Trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do”.

Trách nhiệm lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1. Cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan; lấy ý kiến Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

2. Cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.”.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024./.

Ngọc Phạm