Theo đó, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo sao gửi 02 tài liệu, chuyên đề do Cục Đối ngoại xây dựng gửi Thành viên Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh nghiên cứu, tập trung chỉ đạo triển khai đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đấu tranh, tuyên truyền về nhân quyền, cụ thể như sau:

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quổc nêu bật những thành tựu bảo đảm quyền con người; vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện các nghĩa vụ quốc tế.

Chủ động trong định hướng dư luận, đấu tranh với hoạt động công bố báo cáo, tài liệu xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, (Ngày 2/6, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2021. Đáng chú ý, tại buổi công bố báo cáo, bên cạnh một số nước thường xuyên được đề cập tới về tình hình "đàn áp tự do tôn giáo tồi tệ" như Trung Quốc, Ả-rập Xê-út, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blenken nhắc tới Việt Nam (cùng với Ấn Độ, Nigeria) nằm trong những nước có tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo đang bị đe dọa, chính quyền Việt Nam sách nhiễu hội, nhóm, tín đồ tôn giáo chưa được đăng ký. Báo cáo của Tổ chức Ân xã quốc tế (AI) về tình hình án tử hình trên toàn thế giới năm 2021, xếp Việt Nam là nước ban hành và thực thi án tử hình nhiều nhất khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 7 thế giới; cho rằng Việt Nam không công bố số liệu về án tử hình, thông tin về án tử hình là bí mật nhà nước. "Việt Tân" xuyên tạc Việt Nam muốn duy trì án tử hình là sự sợ hãi cho người dân, khiến người dân không dám lên tiếng đòi hỏi hay chống đối các chủ trương chính sách của Nhà nước. Báo cáo "Chính phủ gây hại đến quyền trẻ em trong học tập trực tuyến", của tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) xếp Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia có nền tảng học tập trực tuyến do Chính phủ cung cấp hoặc tài trợ gây tổn hại đến quyền riêng tư của trẻ em, không có bất kỳ một chính sách bảo vệ quyền riêng tư cho các em khi bị buộc phải học trực tuyến, nhất là trong thời gian phong tỏa do đại dịch Covid - 19. Báo cáo "bảo vệ dân chủ trong khi lưu vong" của tổ chức Ngôi nhà tự do (FH) công bố, vu cáo Việt Nam là một trong số các quốc gia độc tài thực hiện đàn áp xuyên quốc gia, bịt miệng "người đấu tranh" ngay cả khi đang lưu vong. Hoạt động can thiệp hậu thuẫn số đối tượng chính trị, xu hướng đẩy mạnh quốc tế hóa, đưa vấn đề nhân quyền Việt Nam ra diễn đàn quốc tế (Liên quan việc xét xử và tuyên án 02 năm tù về tội trốn thuế với Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID): Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ "quan ngại sậu sắc", kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho Khanh là "người được quốc tế công nhận về nỗ lực thúc đẩy các vấn đề biến đổi khí hậy và năng lượng bền vững ở Việt Nam". Phía Anh tỏ thái độ ủng hộ mạnh mẽ đối với Khanh, trang Facebook của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đăng bài viết thể hiện "quan ngại" về mức án tù của Khanh và không gian cho xã hội dân sự đóng góp cho các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu đang bị hạn chế. Mạng lưới Hành động khí hậu (CAN) - gồm 1500 tổ chức phi chính phủ công bố thư ngỏ kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Khanh, cho rằng gần đây Việt Nam đã thẳng tay đàn áp "các nhà hoạt động môi trường". Nhân sự kiện "Hội nghị thượng đỉnh tự do tôn giáo 2022", tổ chức phản động "ủy ban cứu người vượt biển" (BPSOS), thu thập thông tin, hình ảnh xây dựng video, phóng sự về chủ đề "tù nhân lương tâm tôn giáo đang bị cầm tù tại Việt Nam", lập danh dách "10 tù nhân lương tâm" (Nguyên Bắc Truyền, Y Pum Bya, Nguyễn Văn Hóa,...), xác định đây là một trong những nội dung quan trọng nhất mà "phái đoàn Việt Nam" sẽ trình bày tại Hội nghị. BPSOS phối hợp với các tổ chức phản động khác như "Liên minh chống tra tấn Việt Nam", "Chiến dịch bài trừ tra tấn Việt Nam", "Đoàn kết Công giáo toàn cầu" tiến hành nhiều hoạt động truyền thông gây sự chú ý của cộng đồng quốc tế, vận động can thiệp, gây sức ép, yêu cầu Việt Nam trả tự do vô điều kiện cho các "tù nhân lương tâm tôn giáo". Đồng thời kêu gọi, lôi kéo cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia và phổ biến rộng rãi về chiến dịch này.

Xây dựng tuyến bài viết đấu tranh phản bác các nội dung sai lệch trong báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ, các đánh giá xuyên tạc trong những báo cáo của FH, HW, AI, không để làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đẩy mạnh hơn nữa loạt bài viết đấu tranh, tấn công trực diện các luận điệu xuyên tạc mà các tổ chức PĐLV, số chống đối chính trị trong và ngoài nước thường sử dụng để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người. Đồng thời, nêu bật thành tựu bảo đảm quyền con người, tự do tín ngưỡng, tôn giao, việc đối xử bình đẳng, chế độ chính sách dành cho người dân tộc tại Việt Nam.

Đẩy mạnh tuyến bài viết vạch rõ hành vi vi phạm pháp luật, bản chất phản động, hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền để chống phá chính quyền của các đối tượng (Ngụy Thị Khanh, Phạm Thị Đoan Trang, Nguyễn Bắc Truyền, Y Pum Bya, Nguyễn Văn Hóa,...), qua đó phản đối những hoạt động cổ vũ, hậu thuẫn đối với các đối tượng này. Khẳng định chế độ chính sách dành cho phạm nhân được bảo đảm đầy đủ theo quy định của pháp luạt, không có sự việc ngược đãi "tù nhân chính trị", "tù nhân lương tâm".

Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị Truy cập Trang Thông tin điện tử "www.nhanquyenvn.org" và 02 fanpage "Nhân quyền Việt Nam", "Tin tức vùng cao" của Văn phòng Thường trực về Nhân quyền để tiếp cận thông tin chính thống, nắm tình hình nhân quyền phục vụ tốt công tác tuyên truyền, định hướng dư luận.

 

Bài: Ngọc Phạm

Ảnh minh họa từ baodantoc.vn