- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt các lĩnh vực có nhiêu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng, chú ý đến hoạt động xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp; thực hiện báo cáo tai nạn lao động theo Luật An toàn, vệ sinh lao động.

- Thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; phòng ngừa tai nạn lao động kết họp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại nơi làm việc.

- Trường họp xảy ra tai nạn lao động; phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

- Tăng cường triển khai công tác phòng ngừa tai nạn lao động với sự hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tổ chức hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc thống kê, báo cáo tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động; lập biên bản ghi nhận tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị nghị các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể cấp tỉnh tăng cường công tác tuyên truyên, vận động người lao động, hội viên châp hành tốt các nội quy, quy trình làm việc an toàn; sử dụng phưong tiện bảo vệ cá nhân trong lao động nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động, đảm bảo an toàn, sức khỏe và tính mạng cho người lao động.

Ngọc Phạm