- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng: Trong đó, tập trung tuyên truyền các quy định của Hiến pháp 2013 có liên quan đến phòng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; các văn bản chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung triển khai các hình thức, biện pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng.

Căn cứ đặc điểm, tình hình và chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị lựa chọn hình thức, đối tượng tuyên truyền công tác phòng, chống tham nhũng đảm bảo phù hợp, thiết thực, hiệu quả tránh lãng phí; gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các quy định về nêu gương của cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật để có những hành động, việc làm cụ thể tạo chuyển biến thực sự đối với công tác phòng, chống tham nhũng.

- Phát huy kết quả đạt được của Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng giai đoạn 2019 – 2021”, tiếp tục khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài liệu tuyên truyền của của Đề án, triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Các cơ sở giáo dục đào tạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đào tạo; Công văn số 126/UBND-NC ngày 05/01/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện kiến nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg./.

Hứa Nguyên