Theo đó thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân khi tiếp nhận, thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm được hướng dẫn như sau:

- Công an xã, phường, thị trấn; Đồn Công an: Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 290 và Điều 174 Bộ luật Hình sự thì tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (cấp trên trực tiếp) để phân loại, thụ lý, giải quyết theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 01/2021 và Thông tư số 129/2021/TT-BCA .

- Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Công an nhân dân (trừ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an - A05 và Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an cấp tnh PA05): Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 290 và Điều 174 Bộ luật Hình sự thì chuyển ngay đến Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, thụ lý, giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 9 Thông tư số 28/2020/TT-BCA, Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BCA ngày 19/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an (Thông tư 56/2017/TT-BCA) quy định về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền điều tra hình sự trong Công an nhân dân và các Đội điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 26/2018/TT-BCA ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BCA về phân công Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thẩm quyền tra hình sự trong Công an nhân dân và các đội điều tra thuộc Cơ quan Cnh sát điều tra Công an cấp huyện).

- A05 Bộ Công an, PA05 Công an cấp tỉnh:

Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 290 và Điều 174 Bộ luật Hình sự thì căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo tố giác, tin báo về tội phạm có thể trực tiếp tiến hành kiểm tra, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc chuyển ngay đến Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền giải quyết như sau:

+ Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện thì PA05 Công an cấp tỉnh có thể trực tiếp thụ lý, giải quyết hoặc chuyển ngay đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền để tiếp nhận, thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm có dấu hiệu của tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì PA05 Công an cấp tỉnh phải thực hiện ngay việc kiểm tra, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo quy định của pháp luật.

+  Khi xét thấy cần thiết, A05 Bộ Công an có thể trực tiếp tiến hành việc kiểm tra, xác minh, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm hoặc chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT) Bộ Công an, Cơ quan ANĐT Công an cấp tỉnh: Cơ quan ANĐT Bộ Công an, Cơ quan ANĐT Công an cấp tỉnh chỉ tiến hành kiểm tra, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 290 và Điều 174 Bộ luật Hình sự khi được Bộ trưởng Bộ Công an phân công. Trường hợp không được Bộ trưởng Bộ Công an phân công thì Cơ quan ANĐT Bộ Công an, Cơ quan ANĐT Công an cấp tỉnh phải chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp chưa xác định được thẩm quyền thì Cơ quan ANĐT Bộ Công an, Cơ quan ANĐT Công an cấp tỉnh phải chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan Cảnh sát điều tra ngang cấp để kiểm tra, xác minh.

- Các đơn vị thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an: Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 290 và Điều 174 Bộ luật Hình sự thì căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo tố giác, tin báo về tội phạm và nhiệm vụ được phân công quy định tại khoản 3 Điều 4, khoản 3 Điều 5, khoản 3 Điều 6, khoản 3 Điều 8 Thông tư số 56/2017/TT-BCA có thể trực tiếp tiến hành kiểm tra, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc chuyển ngay đến Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền để thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện

Khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Điều 290 và Điều 174 Bộ luật Hình sự thì căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo tố giác, tin báo về tội phạm và các quy định tại: Điều 20, Điều 21 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự; khoản 3 Điều 10, khoản 3 Điều 11, khoản 3 Điều 12, khoản 3 Điều 14, khoản 3 Điều 17, khoản 3 Điều 18, khoản 3 Điều 19 và khoản 3 Điều 20 Thông tư số 56/2017/TT-BCA, thẩm quyền giải quyết thực hiện như sau:

+ Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tnh (PC01) thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã người thực hiện hành vi phạm tội, thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

+ Đội Điều tra tổng hợp Công an cấp huyện thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã rõ người thực hiện hành vi phạm tội, thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.

+ Phòng Cnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh (PC02) thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa rõ người thực hiện hành vi phạm tội, thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp huyện thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa rõ người thực hiện hành vi phạm tội, thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện.

+ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Công an cấp tỉnh (PC03) thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mà đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội, thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.

+ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an cấp huyện thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm mà đối tượng lợi dụng tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh tế để phạm tội, thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện./.

Hứa Nguyên