2. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024 và thay thế Nghị quyết số 06/2017/NQ-HĐND ngày 27/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
3. Sự cần thiết, mục đích ban hành
a) Sự cần thiết ban hành: Thực hiện khoản 4 Điều 6 của Nghị định số 27/2023/NĐ-CP quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân tỉnh trình Hồi đồng nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau là cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh và đúng theo quy định của pháp luật.
b) Mục đích ban hành: Nhằm thiết lập khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ về quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau và tổ chức triển khai thi hành hiệu quả, đảm bảo thống nhất, phù hợp với Luật Phí và Lệ phí trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
4. Nội dung chủ yếu: Quy định về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
a) Về đối tượng áp dụng của Nghị quyết: Các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản; các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
b) Về tổ chức thu phí: Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
c) Về mức thu, đơn vị tính phí
- Khoáng sản không kim loại
+ Các loại cát khác (trừ cát vàng, cát trắng), mức thu 6.000 đồng/m3;
+ Đất sét, đất làm làm gạch, ngói, mức thu 3.000 đồng/m3;
+ Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình; các loại đất khác, mức thu 2.000 đồng/m3.
- Đối với các loại khoáng sản không kim loại không quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp nếu có phát sinh hoạt động khai thác khoáng sản thì mức thu và đơn vị tính phí được áp dụng bằng mức thu tối đa của khoáng sản tương ứng theo quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định số 27/2023/NĐ-CP.
- Khoáng sản tận thu: Mức thu phí khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức thu phí tương ứng theo loại khoáng sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
d) Các trường hợp được miễn phí
- Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
- Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai. Trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
- Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành, Sở Tư pháp xin thông báo./.