2.Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/7/2024. 

3. Sự cần thiết, mục đích ban hành: 

a) Sự cần thiết ban hành: Để tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND quy định nội dung và mức chi từ ngân sách địa phương cho phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND ngày 16/7/2024 Quy định tiêu chí dự án phát triển sản xuất giống nông nghiệp được hỗ trợ là cần thiết. 

b) Mục đích ban hành: Nhằm thi hành Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối nguồn lực tại địa phương; đáp ứng mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại, nhằm cung cấp cho sản xuất giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện thành công cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo tinh thần Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.

4. Nội dung chủ yếu: Quy định các tiêu chí dự án phát triển sản xuất giống nông nghiệp được hỗ trợ cụ thể: 

4.1. Lĩnh vực thủy sản 

a) Dự án sản xuất tôm giống 

Loại giống: Tôm (sú, thẻ chân trắng). 

Quy mô: Sản xuất đạt từ 100 triệu con giống/năm/cơ sở trở lên. 

Nguồn nhân lực tham gia thực hiện: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về nuôi trồng thủy sản hoặc bệnh học thủy sản hoặc sinh học. 

Quy trình kỹ thuật áp dụng: Theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc tương đương lĩnh vực thủy sản. 

Sản phẩm của dự án: Đạt chuẩn TCVN 8398: 2012 đối với tôm sú; TCVN 10257: 2014 đối với Tôm thẻ chân trắng. 

b) Dự án sản xuất giống thủy sản khác (trừ giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng): 

- Loại giống: Tôm càng xanh, cua biển, sò huyết, các loại cá (sặc rằn, lóc, rô, trê, hanh, nâu, bớp, mú, kèo, dứa, đối, chẽm). 

- Quy mô: Tôm càng xanh: 30 triệu giống/năm/cơ sở trở lên; Cua biển: 3 triệu giống/năm/cơ sở trở lên; Sò huyết: 500 triệu giống/năm/cơ sở trở lên; Các loại cá: 20 - 25 triệu cá bột/năm/cơ sở trở lên. 

- Nguồn nhân lực: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về nuôi trồng thủy sản hoặc bệnh học thủy sản hoặc sinh học. 

- Quy trình kỹ thuật: Theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc tương đương lĩnh vực thủy sản. 

- Sản phẩm: Đạt chuẩn QCVN 02:34-1:2021/BNNPTNT. 

c) Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống thủy sản 

- Loại giống: Tôm (sú, thẻ chân trắng, càng xanh); cua biển; sò huyết; cá (sặc rằn, lóc, rô, trê, hanh, nâu, bớp, mú, kèo, dứa, đối, chẽm). 

- Quy mô: Đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng, sản xuất đạt từ 100 triệu con giống/năm/cơ sở trở lên; Đối với tôm càng xanh, sản xuất đạt 30 triệu giống/năm/cơ sở trở lên; Đối với cua biển, sản xuất đạt 3 triệu giống/năm/cơ sở trở lên; Đối với sò huyết, sản xuất đạt 500 triệu giống/năm/cơ sở trở lên; Đối với cá các loại, sản xuất đạt tử 20 - 25 triệu cá bột/năm/cơ sở trở lên. 

- Nguồn nhân lực tham gia thực hiện: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về nuôi trồng thủy sản hoặc bệnh học thủy sản hoặc sinh học. 

- Quy trình kỹ thuật áp dụng: Quy trình công nghệ áp dụng được cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xác nhận theo Luật chuyển giao công nghệ. 

- Sản phẩm của dự án: Đạt chuẩn QCVN 02:34-1: 2021/BNNPTNT.3 

4.2. Lĩnh vực trồng trọt 

a) Dự án mua bản quyền giống lúa mới: 

-Loại giống: Giống lúa chịu phèn, mặn ≥ 0.4‰; nhóm lúa có giá trị về dinh dưỡng. 

- Quy mô: Khảo nghiệm tối thiểu 1 ha/giống trở lên. 

- Nguồn nhân lực: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về trồng trọt và bảo vệ thực vật hoặc khoa học cây trồng hoặc sinh học. 

- Quy trình kỹ thuật: Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) lĩnh vực trồng trọt hoặc tương đương. 

- Sản phẩm: Đạt chuẩn TCVN 13381-1:2021. 

b) Dự án phát triển sản xuất lúa giống: 

- Loại giống: Giống lúa trong bộ giống được khuyến cáo của tỉnh (ưu tiên giống có đặc tính chịu phèn, mặn, nhóm lúa có giá trị về dinh dưỡng). 

- Quy mô: Cấp nguyên chủng: 5 - 10 ha; Cấp xác nhận: 50 - 100 ha. 

- Nguồn nhân lực: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về trồng trọt và bảo vệ thực vật hoặc khoa học cây trồng hoặc sinh học. 

- Quy trình kỹ thuật: Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) lĩnh vực trồng trọt hoặc tương đương. 

- Sản phẩm: Đạt chuẩn TCVN 13381-1:2021 

c) Dự án phát triển sản xuất chuối giống 

- Loại giống: Chuối xiêm; giống chuối địa phương; chuối Già Nam Mỹ (Cavendish Banana). 

- Quy mô: Chuối xiêm > 5 ha; Các giống chuối địa phương > 2 ha; Chuối già Nam Mỹ (Cavendish Banana) 200.000 cây con/năm. 

- Nguồn nhân lực tham gia thực hiện: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về trồng trọt và bảo vệ thực vật hoặc khoa học cây trồng hoặc sinh học. 

- Quy trình kỹ thuật áp dụng: Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) lĩnh vực trồng trọt hoặc tương đương. 

- Sản phẩm của dự án: Đạt chuẩn TCVN 13381-1:2021. 

4.3. Lĩnh vực chăn nuôi 

a) Dự án sản xuất tinh: 

- Loại giống: Heo ngoại (Duroc, Yorkshire, Landrace). 

- Quy mô: Tối thiểu 5 con; trọng lượng từ 30kg/con trở lên. 

- Nguồn nhân lực: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về chăn nuôi hoặc thú y hoặc sinh học.4 

- Quy trình kỹ thuật: Chăn nuôi an toàn sinh học hoặc quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). 

- Sản phẩm: Đạt chuẩn TCVN 13474-3:2022 

b) Dự án sản xuất heo giống: 

- Loại giống: Heo ngoại (Duroc, Yorkshire, Landrace). 

- Quy mô: Tối thiểu 50 con; trọng lượng từ 30kg/con trở lên. 

- Nguồn nhân lực: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về chăn nuôi hoặc thú y hoặc sinh học. 

- Quy trình kỹ thuật: Chăn nuôi an toàn sinh học hoặc quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). 

- Sản phẩm: Đạt chuẩn TCVN 13474-3:2022 

c) Dự án sản xuất gia cầm giống: 

- Giống gà: 

+ Loại giống: Gà dòng thuần. 

+ Quy mô: Tối thiểu 600 con mái, 60 con trống; 01 ngày tuổi trở lên. 

+ Nguồn nhân lực tham gia thực hiện: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về chăn nuôi hoặc thú y hoặc sinh học. 

+ Quy trình kỹ thuật áp dụng: Chăn nuôi an toàn sinh học hoặc quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). 

+ Sản phẩm của dự án: Đạt chuẩn TCVN13474-1:2022. 

Giống vịt: 

+ Loại giống: Vịt dòng thuần. 

+ Quy mô: Tối thiểu 600 con mái, 150 con trống; 01 ngày tuổi trở lên. 

+ Nguồn nhân lực tham gia thực hiện: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về chăn nuôi hoặc thú y hoặc sinh học. 

+ Quy trình kỹ thuật áp dụng: Chăn nuôi an toàn sinh học hoặc quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP). 

+ Sản phẩm của dự án: Đạt chuẩn TCVN13474-1:2022 

4.4. lĩnh vực lâm nghiệp 

a) Bình tuyển cây trội: 

- Loại giống: Tràm, đước. 

- Quy mô: 100 cây trội trở lên. 

- Nguồn nhân lực: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về lâm sinh hoặc sinh học.5 

- Quy trình kỹ thuật: Theo tiêu chuẩn quốc gia: 8755:2017 về giống cây trồng lâm nghiệp - cây trội. 

- Sản phẩm: Đạt chuẩn TCVN 13276:2021. 

b) Xây dựng rừng giống: 

- Loại giống: Tràm. 

- Quy mô: 10 ha trở lên. 

- Nguồn nhân lực: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về lâm sinh hoặc sinh học. 

- Quy trình kỹ thuật: Tiêu chuẩn quốc gia: 8758:2018 giống cây lâm nghiệp - rừng giống. 

- Sản phẩm: Đạt chuẩn TCVN 13276:2021. 

c) Xây dựng vườn giống: 

- Loại giống: Tràm, keo lai. 

- Quy mô: 10.000 cây trở lên. 

- Nguồn nhân lực: Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo trung cấp trở lên về lâm sinh hoặc sinh học 

- Quy trình kỹ thuật: Tiêu chuẩn quốc gia: 8757:2018 giống cây lâm nghiệp vườn giống. 

- Sản phẩm: Đạt chuẩn TCVN 13276:2021. 

Trên đây là Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành, Sở Tư pháp xin thông báo./.