(Ảnh minh họa - nguồn từ: sukien.vn)

Phổ biến, tuyên truyền về Hiệp định RCEP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện Hiệp định RCEP cho các đối tượng liên quan như: doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cơ quan quản lý cấp tỉnh, địa phương và các thành phần lao động khác thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các ấn phấm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, mở các lớp tập huấn, hội thảo, đối thoại nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực hiện hiệu quả Hiệp định RCEP.

Chú trọng tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp về một số lĩnh vực chính như: thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường các nước tham gia Hiệp định RCEP, đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ... bảo đảm các doanh nghiệp và các cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước hiểu rõ, hiểu đúng, tận dụng và thực hiện Hiệp định đầy đủ và hiệu quả.

Nâng cao năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất, nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng về thương mại - đầu tư để kịp thời nắm bắt và cung cấp các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước tham gia Hiệp định RCEP cho các doanh nghiệp của tỉnh hoạch định và triển khai chiến lược kinh doanh trong nước và đầu tư ra nước ngoài.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến thông qua các hình thức phù họp, đẩy mạnh sử dụng môi trường kỹ thuật số hoặc đăng tải tài liệu trên các trang thông tin điện tử nhằm tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp; qua đó, đảm bảo tính tương tác, hiệu quả, tiết kiệm.

Xây dựng, triển khai các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, họp tác xã, hộ nông dân phù họp với các cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, chính sách hỗ trợ cho những ngành hàng chịu tác động lớn, trực tiêp từ việc thực hiện Hiệp định.

Chuyển đổi số hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư tại các nước tham gia Hiệp định RCEP nhằm thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp các nước về cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn đầu tư, phát triển quan hệ thương mại với các nước thành viên Hiệp định RCEP vào những lĩnh vực trọng điểm; tận dụng công nghệ hiện đại nhằm tháo gỡ những khó khăn, cản trở một sô ngành của tỉnh trong việc tận dụng Hiệp định RCEP; tăng cường giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, quảng bá sản phẩm, đặc sản, đặc trưng, vùng đất, con người Cà Mau đến các nước tham gia Hiệp định RCEP; qua đó, đẩy mạnh giao thương, thu hút đầu tư và khách du lịch từ các nước thành viên.

Đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho doanh nghiệp, nghiên cứu và khai thác thị trường thành viên; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và kinh doanh bền vững; thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp từ các nước đối tác tham gia Hiệp định RCEP.

Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp; thông qua các hiệp hội doanh nghiệp nắm bắt, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Định hướng cho các Hiệp hội đổi mới văn hóa sản xuất, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch này và Phụ lục kèm theo; định kỳ trước ngày 30/10 hàng năm gửi báo cáo về Sở Công Thương để tổng họp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện và đề xuất, kiến nghị các biện pháp cần thiết, bảo đảm Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ.

Sở Công Thương là đầu mối thông tin về Hiệp định RCEP của tỉnh, liên hệ trao đổi với Bộ Công Thương và cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan đến Hiệp định cho các sở, ban, ngành tỉnh, các đơn vị liên quan, các huyện, thành phố Cà Mau, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; chủ trì hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Công Thương và Chính phủ theo quy định. Trong quá trình thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, bộ, ngành liên quan và tình hình thực tế tại địa phương, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung, điều chỉnh nhiệm vụ cho phù họp, và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân dân tỉnh xem xét chỉ đạo./.

                                                                   Bài: Thanh Tòng