Nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và của các thành phần kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực về kinh tế tập thể. Công tác quản lý nhà nước; hoạt động tư vấn, hỗ trợ; triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đối với kinh tế tập thể được quan tâm chỉ đạo.

Tuy nhiên, kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh phát triển chậm so với mục tiêu đề ra và so với nhiều địa phương trong cả nước. Đa số hợp tác xã có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, năng lực nội tại, chất lượng hoạt động còn yếu kém, thiếu sự liên kết; trình độ năng lực cán bộ quản lý điều hành, sản xuất kinh doanh còn hạn chế, ít tiếp cận, áp dụng khoa học công nghệ; chất lượng sản phẩm, dịch vụ chưa ổn định; việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa còn hạn chế; chưa có mô hình sản xuất hàng hóa lớn; vốn điều lệ thấp, khó khăn về nguồn lực tài chính, việc tiếp cận chính sách, các nguồn vốn vay gặp khó khăn.

 Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng ở địa phương chưa được chú trọng đúng mức; vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể của chính quyền một số nơi chưa hiệu quả; một số sở, ban, ngành có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến phát triển kinh tế tập thể chưa thường xuyên quan tâm hỗ trợ. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, nguồn lực hỗ trợ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức của cán bộ và nhân dân về kinh tế tập thể còn hạn chế. Một bộ phận nhân dân còn bị ảnh hưởng về mô hình kinh tế tập thể cũ nên chưa muốn tham gia. Một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể của nhà nước ban hành chưa đồng bộ, rõ ràng; nguồn lực thực hiện còn hạn chế, phân tán nên chưa đảm bảo cho việc củng cố, phát triển các hợp tác xã.

Vì vậy việc thay đổi nhận thức của bộ phận cán bộ và nhân dân là rất quan trọng, xem kinh tế tập thể là nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Phát triển kinh tế tập thể là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh hợp tác xã và các tổ chức đại diện phối hợp chặt chẽ trong việc tuyên truyền, vận động để quần chúng tham gia.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa ban hành Nghi quyết số 20 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, nhằm tiếp tục khẳn định và tạo sự chuyển biến tích cực, sâu rộng, đúng bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể, nâng tầm tư duy và tạo quyết tâm cao của các cấp, các ngành và nhân dân đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động chỉ đạo các Cấp ủy đảng, các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục triển khai Luật Hợp tác xã được sửa đổi, bổ sung... tìm các giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn, tăng tích lũy vốn và tài sản; nâng cao tính minh bạch trong quản lý, điều hành; tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong thực hiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, giúp các tổ chức kinh tế tập thể phát triển bền vững. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Tiếp tục phát huy tinh thần dân chủ, tinh thần, khơi dậy phong trào quần chúng nhân dân tham gia phát triển các tổ chức kinh tế tập thể. Khuyến khích việc tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động, tăng vốn đầu tư phát triển, thực hiện hoạt động tín dụng nội bộ, thành lập doanh nghiệp tại những tổ chức kinh tế tập thể có đủ điều kiện; khuyến khích liên kết kinh tế giữa các tổ chức kinh tế tập thể.

 Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể tích tụ đất đai cho sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, để hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp quy mô lớn. Hỗ trợ cung cấp dịch vụ tư vấn về quản lý và khoa học công nghệ cho các tổ chức kinh tế tập thể, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát thị trường, xây dựng, đăng ký thương hiệu, đăng ký sản phẩm thương mại, tham gia hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước.

Hỗ trợ cung cấp dịch vụ tư vấn về quản lý và khoa học công nghệ cho các tổ chức kinh tế tập thể, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, ứng dụng, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát thị trường, xây dựng, đăng ký thương hiệu, đăng ký sản phẩm thương mại, tham gia hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước.

Rà soát, sắp xếp lại các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể. Tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả trên tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn tỉnh; phát triển mô hình hội quán (tổ hợp tác) phù hợp với nhu cầu thực tế và nguyện vọng của người dân, làm tiền đề để phát triển, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể theo quy định của pháp luật.

Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong tỉnh. Từng bước phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao: Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tăng cường liên kết, hợp tác giữa kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác, như: Kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về kinh tế tập thể, có tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, để kinh tế tập thể phát triển lành mạnh, đúng định hướng.

Đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động về phát triển kinh tế tập thể; chủ động, tích cực quan hệ với các tổ chức hữu quan, tổ chức quốc tế và phi chính phủ nước ngoài, nhằm học tập kinh nghiệm, tranh thủ hỗ trợ tài chính, kỹ thuật dành cho kinh tế tập thể.

Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tuyên truyền, vận động để hội viên, đoàn viên và nhân dân nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể; phối hợp tổ chức vận động, phát triển các loại hình kinh tế tập thể.

Liên minh Hợp tác xã tỉnh là nòng cốt, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể; phát huy và làm tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với thành phần kinh tế tập thể; hướng dẫn, chia sẻ thông tin, vận động thực hiện các chính sách đối với kinh tế tập thể; cùng với tổ chức kinh tế tập thể thực hiện tốt, đúng quy định của Nhà nước.

Các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Tỉnh ủy theo chức năng, nhiệm vụ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết số 20-NQ/TW vận động các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.

                                                                                                         Thamh Tòng