(Ảnh hồ sơ quy hoạch)

Cà Mau với điện tích 5.274,5 km2, lợi thế nằm ở vị trí chiến lược trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á; nằm trên hành lang phát triển kinh tế phía Nam của Chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng Mekong mỡ rộng, là tỉnh duy nhất có 3 mặt giáp biển (với chiều dài bờ biển 254km), ngư trường biển 80.000km2; trên 300.000ha nuôi trồng thủy sản; có 3 cụm đảo gần bờ (Hòn khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá Bạc) đảo Hòn Khoai có đủ điều kiện để xây dựng trở thành cảng biển tổng hợp có quy mô lớn.                                                                           

Lợi thế của Cà Mau vận tải đường thủy và đường biển; hệ thống sản xuất nông lâm ngiệp và thủy sản được tổ chức theo hướng tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông nghiệp sinh thái - hữu cơ, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, nang cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm, hình thành các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp trên 2 vùng hệ sinh thái nặn-lợ, ngọt. Môi trường sinh thái trong lành, được bảo vệ tốt, các tài nguển du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn… có điều kiện liên kết với thành phố Hồ Chí Minh và các vừng đồng bằng song Cửu Long và Đông Nam bộ.

Tuy nhiên, việc khai thác các tiềm năng, lợi thế so sánh đặc thù của tỉnh trong những năm qua còn chậm, chưa bền vững, hiệu quả chưa cao, hạ tầng giao thông kế nối với thị trường tiêu dùng nội địa và quốc tế còn hạn chế; dịch vụ có giá trị cao, du lịch, cảng biển dịch vụ logistichs phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp thực phẩm chưa được các nhà đầu tư lớn đầu tư khai thác. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh còn chậm; Huy động vốn đầu tư xã hội, thu hút vốn đầu tư cho phát triển còn thấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng điều, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Cà Mau có vị trí địa lý nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước…

Do đó, Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, thống nhất, phù hợp với hệ thống chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Quy hoạch tỉnh nhằm chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, ứng dụng nhanh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hiệu quả,  nâng cao sức cạnh tranh và liên tục tạo ra các lợi thế so sánh mới; tiếp tục cải thiện môi trường  đầu tư sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh thu hút đầu tư, huy động cao nhất các nguồn nội lực, kết họp với tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài khu vực kinh tế tư nhân….tạo cho Cà Mau thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững vững trong giai đoạn tới. Đồng thời, nhằm chuyển đổi mô hình sản xuất phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững; khai thác, sử dụng tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết họp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, chủ động mỡ rộng các quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác phát triển của tỉnh Cà Mau.

Quy hoạch thể hiện rõ quan điểm tầm nhìn phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tin thần, vật chất cho nhân dân; đi đôi với bảo vệ, bảo tồn, phát huy các di tích, di sản lịch sử của tỉnh. Tiếp tục khơi dậy sức sáng tạo, ý chí khác vọng phát triển và phát huy tối đa nhân tố con người để Cà Mau phát triển trong dài hạn.

Quy hoạch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 sẽ phát huy tối đa hiệu quả tiềm năng, lợi thế và nguồn lực để Cà Mau phát triển nhanh và bền vững; trở thành địa phương phát triển mạnh về nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghệ chế biến công nghệ cao, năng lượng tái tạo, du lịch, dịch vụ logitichs, từng bướt trở thành trung tâm kết nối giao thương trên hành lang phát triển phía Nam của tiểu vùng Mekong.

 Đến năm 2030 GRDP/người đứng trong nhóm 20 tỉnh thành phố có GRDP/người cao của cả nước. Kế nối hạ tầng các vùng, khu vực, phát triển thương mại dịch, trở thành trung tâm về công nghiệp chế biến nông nghiệp thủy sản xuất khẩu; phát huy ưu thế điều kiện tự nhiên, phát triển du lịch sinh thái đi đôi với bảo vệ môi trường ổn định bền vững trong dài hạn; giữ vững vị trí đứng đầu cả nước về nuôi trồng thủy sản, một trong những tỉnh phát triển mạnh về biển đảo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Dự thảo Quy hoạch cũng nêu cụ thể về thực trạng, giải pháp điều kiện, mục tiêu, cơ sở khoa học  tầm nhìn, định hướng phát triển từng ngành lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực Cà Mau có tiềm năng lợi thế; đồng thời xác định các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá chiến lược, giúp Cà Mua lãnh chỉ đạo phát triển nhanh, vững chắc và bền vững

Sau khi trình bày của đơn vị tư vấn, các lãnh đạo các Sở, ngành tỉnh, các huyện, thành phố Cà Mau đã đóng góp bổ sung nhiều ý kiến sát thực trên từng lĩnh vực. Kết luận cuộc họp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu và tiếp tục làm việc thêm với một số Sở ngành có nội dung quan trọng để bổ sung, tích hợp vào quy hoạch những nội dung thiết tực, nhất là bổ sung việc xác định quy hoạch tạo khâu đột phá của tỉnh cho từng giai đoạn, xác định những nhiệm vụ lĩnh vực quan trọng, chiến lược cho Cà Mau phát triển đến 2030 và tầm nhì đến năm 2050. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các ngành, đơn vị và đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn thành đồ án quy hoạch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 để xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt trong tháng 10/2022./.

                                                                                            Thanh Tòng