Theo đó, Kế hoạch của Bộ Tư pháp yêu cầu đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực người làm công tác trợ giúp pháp lý; nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo dỏi, kiểm tra, giám sát, bảo đảm người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật. Việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

Đẩy mạnh truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc các hình thức truyền thông khác phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật; tô chức truyền thông diêm về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính ở cơ sở; phối họp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lồng ghép việc truyền thông trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính với các chương trình, đề án khác về người khuyết tật ở địa phưong, nhất là tại xã, phường, thị trấn nơi người khuyết tật sinh sống.

Biên soạn và phát hành các ấn phẩm với nhiều hình thức có nội dung về chính sách trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính bằng băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB, bảng thông tin, hộp tin, tờ thông tin về trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật và các ấn phẩm chuyên dụng khác có nội dung dành cho người khuyết tật để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Hội Người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và các cơ quan, tố chức có liên quan. 

Tổ chức các hoạt động về trợ giúp pháp lý nhân dịp kỷ niệm 25 năm “Ngày Người khuyết tật Việt Nam” (18/4/1998-18/4/2023) và “Ngày Quốc tế người khuyết tật (3/12)” bằng các hình thức phù họp. 

Xây dụng các chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn, bôi dưỡng cho đội ngũ người làm công tác trợ siúp pháp lý về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo từng lĩnh vực pháp luật đối với người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý mà người khuyết tật là bị hại trong các vụ án hình sự, bị đơn trong các vụ án dân sự, hành chính và là nạn nhân trong các vụ việc bị bạo lực, bạo hành, mua bán. Cục Trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiêm tra, đánh giá và báo cáo việc tô chức thực hiện Kể hoạch này trong phạm vi cả nước.

Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối họp vói Cục Trợ giúp pháp lý trong việc tồ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính.

Sở Tư pháp chủ trì, phối họp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật chung hoặc Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, và tổ chức thực hiện trong phạm vi địa phương mình, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện Kế hoạch này.

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch này và tham mưu Sở Tư pháp trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải đảm bảo theo các yêu cầu về tình hình dịch bệnh Covid-19 của Trung ương và tình hình thực tế tại địa phưong.

                                              Thanh Tòng