(Ảnh minh họa, nguồn wwwbaochinhphu.vn)

Theo đó, Mục đích của Kế hoạch đề ra là thực hiện đồng bộ, đầy đủ, có hiệu quả các mục tiêu, chủ trương, chính sách về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; nhất quán nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn mới; thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lấy con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển; bảo vệ quyền con người, quyền công dân; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Ngoài ra, Kế hoạch cũng đưa ra một số nội dung và giải pháp cần được các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương như sau:

1. Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nưóc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1) Đổi mới cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật, chuyển dần từ việc Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc đưa pháp luật đến với người dân sang người dân tự tìm hiểu pháp luật là chính; nhất là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. (2) Đẩy mạnh truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội gắn với thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”; cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin, pháp luật được kịp thời, đầy đủ để thực hiện theo quy định.

2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và CO’ chế to chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triến nhanh và bền vữngThể chế hóa kịp thời, đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác xây dựng văn bản QPPL; Chủ động kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, kịp thời phát hiện và đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế đối với văn bản đã ban hành không còn phù hợp; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng văn bản QPPL; Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời văn bản QPPL thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của địa phương trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; Thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Xây dựng hệ thống các tiêu chí và phương pháp theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật khoa học, chính xác, phát triển mô hình cộng tác viên trong lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật; Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng văn bản QPPL và tổ chức thi hành pháp luật; Bảo đảm nguồn lực tài chính; Có chế độ, chính sách phù hợp để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

3. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả: (1) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đơn giản hóa thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, cản trở cạnh tranh lành mạnh; áp dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến; xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. (2) Tiếp tục cải cách, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, chất lượng dịch vụ công. Thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sắp xếp các đơn vị hành chính tại các sở, ban, ngành tỉnh và các cơ quan, đơn vị cấp huyện, cấp xã gắn với bảo đảm nguồn lực, năng lực thực hiện pháp luật của địa phương.

4. Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân: (1) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư, công chứng, hòa giải, trọng tài, thừa phát lại, giám định tư pháp và hoạt động trợ giúp pháp lý. Hội Luật gia có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, am hiếu pháp luật, giỏi về kỹ năng hành nghề và ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. (2) Tiếp tục hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực đầu tư theo hướng xã hội hóa, kiện toàn đội ngũ luật sư, công chứng, hòa giải, trọng tài, thừa phát lại, giám định tư pháp, trợ giúp pháp lý. Hội Luật gia đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng, hoạt động chuyên nghiệp, tuân thủ pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội. (3) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi huy động các nguồn lực xã hội đế phát triến hoạt động; bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện và kinh phí phù hợp.

5. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Ban hành quy định, xác định rõ về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của mỗi cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; Quy định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền tư pháp, của cơ quan tư pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền hành pháp; thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch trong từng cơ quan nhà nước; Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra; Nghiên cứu thành lập các thiết chế mới về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

6. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nưó’c pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt NamNâng cao chất lượng tham mưu xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng; Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua việc ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc cụ thể hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng; Xây dựng và hoàn thiện cơ chế để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, giám sát, phản biện xã hội, kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

 

Kim Kha