(Ảnh minh họa - nguồn baochinhphu.vn)

Phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời nhằm ngăn ngừa các cơ sở GDNN lợi dụng nhu cầu thực tế của người lao động thực hiện các hành vi gian dối, lừa đảo.

Theo đó, Điều 7 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP ngày 26/10/2022 của Chính phủ quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo; đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài quy định. Theo đó, phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài khi không đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài.

Hình thức xử phạt bổ sung:  Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 5 Điều 7 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP. Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ, e và g khoản 5 Điều 7 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP.

 Ngoài ra, còn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 8 Điều 7 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP.  Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 7 Điều 7 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP. Buộc hủy bỏ kết quả học tập, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp của người học; buộc thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ hoặc bản sao văn bằng, chứng chỉ đã cấp… Buộc hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học và chịu mọi chi phí hoàn trả đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 7, 8 và 9 Điều 7 Nghị định số 88/2022/NĐ-CP, trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước”.

Hình thức xử vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, gồm hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo; Phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Trục xuất; Đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn./.

Lâm Tư