Đồng thời, Luật quy định những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp đến đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật; các hình hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù. Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn tỉnh Cà Mau được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa bàn và từng nhóm đối tượng. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả bước đầu, với nhiều mô hình, hình thức phong phú như: Tư vấn, phổ biến pháp luật trực tiếp; tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động; cung cấp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật tờ rơi, tờ gấp; Tổ chức hội tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, lồng ghép phổ biến pháp luật trong các hoạt động giáo dục, qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, sinh hoạt câu lạc bộ...  Qua đó, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật ở từng đối tượng góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

(Sở Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật tại địa bàn xã Hàng Vịnh, huyên Năm Căn năm 2022)

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, tạo sự chuyên biến tích cực trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với một số đối tượng đặc thù đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả trong năm 2023: 

Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 49/KH-STP ngày 31/3/2023 về phổ biến, giáo dục pháp luật  cho một số đối tượng đặc thù, theo đó Sở Tư pháp sẽ thực hiện:

Tổ chức 03 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về về họ, hụi, biêu, phường; quy định pháp luật về phòng chống tội phạm và giải pháp phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng, tại một số địa bàn ven biển, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cho đối tượng là tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, Trưởng ấp (khóm), Bí thư chi bộ ấp (khóm); Chi hội các ấp (khóm); đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương; 

Tổ chức 03 lớp phổ biến, giáo dục pháp luật về nội dung quy định về thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và biện pháp quản lý tại gia đình cho các đối tượng là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; Công chức Văn hóa - Xã hội; Công an cấp xã; Công chức Tư pháp - Hộ tịch; Trưởng ấp, khóm; Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Người được phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Biên soạn 10 loại tờ gấp và tổ chức 07 cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, tăng cường viết tin bài đăng tải trên Trang thồng tin phổ biến, giáo dục pháp luật để phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các nhóm đối tượng đặc thù.

Ngoài ra Sở Tư pháp còn lòng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng đặc thù vào các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật, như: Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước phòng, chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn; Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”....

Hứa Nguyên