UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 27/3/2020 triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trong đó xác định nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; nội dung công việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan và tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP đảm bảo kịp thời, hiệu quả; chỉ đạo Sở Tư pháp triển khai Nghị định số 08/2020/NĐ- CP đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và UBND cấp huyện để quán triệt, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng đến Nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp; thường xuyên cập nhật, đăng tải quy định Thừa phát lại và các văn bản có liên quan trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

Sở Tư pháp - Cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh - Truyên hình phát sóng Chuyên đề Pháp luật và đời sống trên Chương trình thời sự (nay là Chuyên mục Pháp luật), nhằm phổ biến các quy định, thủ tục hành chính, trong đó có lĩnh vực Thừa phát lại.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 01 Văn phòng Thừa phát lại; 02 Thừa phát lại đăng ký hành nghề và được cấp Thẻ Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại đã thực hiện việc tống đạt 177.581 văn bản, doanh thu 9.259.491.000 đồng; lập 283 vi bằng, doanh thu 680.836.000 đồng. 

Đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động Thừa phát lại, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2104/QĐ-UBND ngày 30/10/2020 công bố Danh mục 13 thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau; các thủ tục hành chính được đăng tải công khai, niêm yết tại Bộ phận Một cửa; hồ sơ, thủ tục được tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đảm bảo trình tự, thời hạn theo quy định.

Sở Tư pháp, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh ban hành Quy chế số 01/QCLN-STP-TAND-VKSND- CTHADS ngày 29/4/2021 phối hợp liên ngành trong công tác quản lý tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Thực hiện đăng tải Danh sách Văn phòng Thừa phát lại trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp đăng tải, đã đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm 01 Thừa phát lại (không có trường hợp đề nghị bố nhiệm lại, miễn nhiệm Thừa phát lại), các Thừa phát lại tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định. Định kỳ hằng năm, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch và tổ chức kiểm tra hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh; không có trường hợp xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động Thừa phát lại.

Có được kết quả nêu trên, trước hết là được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Qua đó, cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ đúng quy định về Thừa phát lại; các tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện tốt các quy định, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần vào việc xây dựng chính sách, phát triến kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, lĩnh vực hoạt động này vẫn còn một số hó khăn, vướng mắc, bất cập như: Việc hỗ trợ phát triển hành nghề Văn phòng Thừa phát lại còn khó khăn, do nhu cầu về dịch vụ ở lĩnh vực này rất ít, chưa thực sự phát triển. Đội ngũ Thừa phát lại còn hạn chế, chất lượng hoạt động hành nghề chưa được nâng cao, kinh nghiệm chưa nhiều. Một số Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại còn hạn chế về nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm, vẫn còn sai sót trong thực hiện tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu (bảo quản văn bản không tốt, thất lạc, tống đạt sai đương sự, niêm yết chưa kịp thời). Chi phi thanh toán tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho Thừa phát lại chưa quy định cụ thể đối với trường hợp tống đạt từ 02 văn bản trở lên tại cùng một địa chỉ cho một người hoặc nhiều người. Khung mức chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự theo điểm a khoản 2 Điều 62 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định “Tối thiểu là 65.000 đồng/việc và tối đa là 130.000 đồng/việc”. Quy định này phát sinh khó khăn trong việc thỏa thuận hợp đồng giữa Tòa án với Văn phòng Thừa phát lại. Biểu mẫu tống đạt theo quy định tại Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP không thống nhất với Biểu mẫu theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao dẫn đến khi nhập nội dung tống đạt mất nhiều thời gian, dễ sai sót…

Để thực hiện tốt công tác này trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét hướng dẫn hoặc ban hành quy định:

 (1Về chi phí thanh toán tống đạt đối với trường hợp tống đạt từ 02 văn bản trở lên tại cùng một địa chỉ cho một hoặc nhiêu người; 

(2) Sửa đôi, bổ sung các Biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thông nhất với các Biểu mẫu hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về cùng nội dung tống đạt để địa phương thực hiện thống nhất, hiệu quả./.

 

Hoàng Lộc