(Ảnh minh hoạ)

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương, các doanh nghiệp du lịch phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Sở Văn hỏa Thể thao và Du lịch: Tập trung xây dựng, triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 trong đó đặc biệt chú trọng đến việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch, chú trọng thị trường có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày. Tăng cường nghiên cứu, nắm bắt những xu hướng du lịch mới và tham mưu ban hành, áp dụng các chính sách kịp thời, phù hợp. Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường khách du lịch nội địa: hợp tác liên kêt phát triển giữa các vùng để có những tour kích cầu nội địa hấp dẫn với chất lượng và giá cả hợp lý; tổ chức các lễ hội sự kiện; chỉ đạo, tạo điều kiện phát triên các sản phẩm mới; cơ cấu lại các hoạt động du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đáp ứng với xu thsế toàn cầu và thích ứng với những biến động của kinh tế thế giới.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực, cơ cấu lại ngành du lịch để thực hiện khả thi, hiệu quả các mục tiêu phục hồi, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ; thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư chiến lược, phát triến các tổ hợp vui chơi, nghỉ dưỡng, trung tâm du lịch và các ngành dịch vụ hỗ trợ du lịch như cơ sở lưu trú, trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ đế thúc đẩy chi tiêu của du khách. 

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Đa dạng hóa hình thức, sản phẩm du lịch, chú trọng liên kết giữa du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị, gắn với phát triển xanh, bền vững tại địa phương.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh: Phát huy tính năng động, sáng tạo và vai trò động lực của doanh nghiệp trong phục hồi và phát triển du lịch. Đổi mới mô hình kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với chuyển đổi số, đổi mới và sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái du lịch, mô hình du lịch mới; nâng cao năng lực cạnh tranh; mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bảo vệ cảnh quan, môi trường hệ sinh thái tại các khu điểm du lịch. Nâng cao vai trò của cộng đồng người dân địa phương tại các khu diêm du lịch, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; đặc biệt quan tâm văn hóa ứng xử của nhân viên phục vụ, lái xe; bố trí đầy đủ các trang, thiết bị phục vụ an toàn, tiện ích trên xe; chú trọng công tác vệ sinh và đảm bảo chất lượng về mặt hình thức của các phương tiện công cộng. Phát triển hệ thống giao thông vận tải kết nối các khu, điểm du lịch đảm bảo thuận lợi phát triển sản phẩm du lịch sinh thái - cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, chú trọng vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn phòng chống dịch bệnh. Đảm bảo an ninh, vệ sinh tại các điểm dừng trả khách của phương tiện công cộng; bố trí diểm dừng, đỗ xe phục vụ khách du lịch tại các khu vực trung tâm du lịch. Thực hiện nâng cấp các đầu mối kết nối hàng không với đường bộ, đường biển và đầu tư nâng cấp sân bay, bến cảng. Triển khai hiệu quả các dự án đầu tư công về hạ tầng; nâng cấp hạ tầng giao thông đảm bảo các phương tiện tiếp cận các khu du lịch trọng điểm của địa phương.

 Đẩy mạnh thu hút đầu tư, hình thành và kết nối một số khu vực động lực phát triển du lịch có chất lượng, quy mô, thúc đẩy, lan tỏa các lợi ích và giá trị của du lịch; ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, chất lượng tại các điểm du lịch và các khu vực tiềm năng phát triển để hình thành các điểm đến hấp dẫn. Huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch, đặc biệt là đầu tư vào các khu, điểm du lịch theo quy hoạch và hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối phù hợp, các sản phẩm du lịch đặc thù.

Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày. Xây dựng thương hiệu du lịch Cà Mau thể hiện được lợi thế nổi trội của địa phương về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tổ chức các sự kiện về văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo, tăng cường quảng bá văn hóa truyền thống Cà Mau trong các hoạt động về ngoại giao, sự kiện trong và ngoài nước. Đầu tư các biển quảng cáo tại các trục đường chính, bến xe, sân bay. Đẩy mạnh xã hội hóa đế thực hiện các Chương trình sự kiện xúc tiến du lịch hằng năm của tỉnh.

Tiếp tục đổi mới công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản pham du lịch mới của tỉnh trên các kênh truyền thông, truyền hình trong nước và quốc tế theo quy định và được cấp thẩm quyền phê duyệt. Đa dạng các hình thức truyền thông trên các nền tảng số, trang Website, nền tảng mạng xã hội của ngành địa phương (Youtube, Facebook,...) và các hình thức tuyên truyền quảng bá khác phù hợp trên không gian mạng. Đẩy mạnh E-Marketing du lịch trên nên tảng ứng dụng internet, điện thoại thông minh với các công nghệ thực tế ảo. Hướng dẫn, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện kết nối các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài tỉnh tham gia khai thác, phát triền, xúc tiến du lịch hiệu quả.

Nâng cao năng lực quản trị, thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người lao động; sử dụng lao động đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn; quan tâm xây dựng môi trường lao động an toàn, thân thiện, hài hòa và bền vững; nhân viên vui vẻ, lịch sự, mến khách. Hàng năm xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình Chuyển đổi số ngành du lịch tỉnh Cà Mau. Tập trung xây dựng hệ thống và số hóa cơ sở dữ liệu ngành du lịch. Tố chức, vận hành Trang thông tin du lịch Cà Mau và ứng dụng di động Du lịch Cà Mau một cách chuyên nghiệp, nội dung phong phú, hâp dẫn và mang lại nhiều hữu ích cho khách du lịch.

                                                                             Thanh Tòng