(Ảnh minh họa, nguồn baochinhphu.vn)

Mục tiêu: Hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triến kinh tế - xã hội mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2022 - 2025 dự kiến đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn khoảng 681 lớp với 23.466 lao động. Trong đó, tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Đào tạo đối với lao động nông thôn tham gia các vùng nguyên liệu; lao động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững với khoảng 665 lóp, 22.906 lao động.

Đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các hợp tác xã để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc các họp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, với khoảng 16 lớp, 560 lao động.

Đào tạo nghề 23.466 lao động nông thôn có trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng, Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: 22.906 người; đào tạo Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp: 560 người.

Ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Kinh phí từ ngân sách địa phương (tỉnh, cấp huyện) và các nguồn huy động hợp pháp khác của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối họp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan tổ chức, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm; đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung, bảo đảm thực hiện đạt các mục tiêu của Kế hoạch; tổng họp kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc, định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia học nghề. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tư vấn miễn phí về đào tạo và giải quyết việc làm; tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Hội Nông dân tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Chỉ đạo Trung tâm hỗ trợ nông dân và Hội Nông dân các huyện, thành phố vận động các thành viên của tố chức tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về đào tạo và giải quyết việc làm, tổ chức dạy nghề khi được giao chỉ tiêu thực hiện.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp sát với thực tiễn, theo nhu cầu học nghề của người dân.Giao nhiệm vụ các phòng, ban liên quan tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp và thực hiện chế độ báo cáo kết quả theo quy định.

                                                                             Thanh Tòng