Cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đề ra của Đề án, bảo đảm phù họp với điêu kiện thực tế của tỉnh; xác định lộ trình thực hiện, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phát triến kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh.

Phát huy vai trò chủ động của tỉnh trong tái cơ cấu kinh tế gắn với đối mới mô hình tăng trưởng theo hướng hiện đại và phát triển bền vững; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đối khí hậu, tăng cường tái chế, tái sử dụng; lồng ghép phát triển kinh tế tuần hoàn vào các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hàng năm của địa phương.

Mục tiêu :Phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm tạo động lực cho đối mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cưòng hiệu quả, tính gắn kết tuần hoàn giữa các doanh nghiệp và ngành kinh tế; đẩy mạnh ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống chịu của doanh nghiệp và chuỗi cung ứng trước các tác động từ bên ngoài; chủ động ứng phó với biến đối khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, góp phần thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tâm nhìn 2050.

Tăng cường nhận thức, sự quan tâm đẩu tư của người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với mô hình kinh tế tuần hoàn; đay mạnh ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế. Đến năm 2025, các dự án kinh tế tuần hoàn bước đầu đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả; đóng góp vào phục hồi các tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, tăng tỷ lệ che phủ rừng, tăng tỷ lệ tái chế rác thải, tăng tỷ lệ nội địa hóa của các sản phấm nông, lâm, thủy sản và công nghiệp xuất khẩu.

Tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiêu 50% rác thải nhựa trên biến và đại dương so với giai đoạn trước; giảm dần mức sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phấm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt. Tăng cường năng lực tái chế rác thải hữu cơ ở đô thị và nông thôn. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tố chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt. Các đô thị không còn tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa; xóa 50% điểm ngập úng cục bộ tại các đô thị khi xảy ra mưa lớn kết hợp với triều cường.

70% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 85% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy; sử dụng các sản phâm bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phâm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy.

Nghiên cứu, lồng ghép nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn vào các chiến lược, đề án, kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ về tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đối khí hậu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nâng cao nhận thức về chủ trương và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân. Tuyên truyền để người dân thay đổi tư duy về tiêu dùng theo hướng sử dụng các sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường. Nâng cao ý thức vê phân loại rác thải tại nguồn nhằm tạo điều kiện cho công tác thu gom, vận chuyên, đưa vào tái sử dụng, tái chế được thuận lợi.

Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền, đối thoại doanh nghiệp để cộng đồng doanh nghiệp đối mới tư duy, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất, kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường; khuyến khích và tăng cường sử dụng vật liệu không nung cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; thiết kế mô hình sản xuất theo hướng tăng cường sử dụng các sản phấm có thê tái chế, tái sử dụng hoàn toàn; theo dõi, giám sát, đánh giá các hoạt động kinh tế đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Chủ động trao đổi với các nhà tài trợ nước ngoài, các tô chức quôc tế đê tìm kiếm cơ hội tiếp cận tri thức, kỹ năng và nguồn lực phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua các dự án thử nghiệm cụ thể về kinh tế tuần hoàn, các dự án về công nghệ, dịch vụ (công nghệ thông tin, môi trường,...) thân thiện với kinh tế tuần hoàn.

Đẩy mạnh nghiên cứu, thúc đẩy sự ứng dụng các tiến bộ cồng nghệ trực tiếp hoặc gián tiếp đế hỗ trợ chuyến đối nền kinh tế truyên thống sang kinh tế tuần hoàn. Ưng dụng công nghệ mới đế thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên; đồng thời, tạo được cơ hội việc làm mới,... đảm bảo mục tiêu của mô hình kinh tế tuần hoàn.

 Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối họp với các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát thực trạng phát triến kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh thời gian qua; tham mưu ủy ban nhân dân tỉnh trong thu hút, mời gọi các dự án đầu tư trong và ngoài nước đáp ứng các tiêu chí kinh tế tuần hoàn; huy động các nguồn lực xã hội cho các dự án đầu tư gắn với phát triển kinh tế tuân hoàn, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh gắn với phát triến kinh tế tuần hoàn.

Các sở, ban, ngành tinh, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trên tô chức thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm quản lý của ngành, đơn vị, địa phương. Chủ động nghiên cứu, lồng ghép các giải pháp phát triến kinh tế tuần hoàn vào các chương trình, kế hoạch thuộc phạm vi, lĩnh vực ngành, địa phương phụ trách. Chủ động xây dựng, thực hiện lộ trình và các nhiệm vụ, giải pháp để tạo thuận lợi phát triển các mô hình, dự án kinh tế tuần hoàn; giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng, các chương trình sản xuất, tiêu dùng bền vững theo chức năng.

                                                        Thanh Tòng